Sỏi túi mật là bệnh phổ biến, thông thường. Nhưng dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan vì biến chứng sỏi túi mật khá nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Sỏi túi mật có thể nhỏ vài mm hoặc lớn đến vài cm với nhiều hình dạng khác nhau
Dấu hiệu thường gặp của bệnh sỏi túi mật là gì?
Biến chứng sỏi túi mật có thể xảy ra ở những người đã phát hiện sỏi trước đó hoặc chưa từng được chẩn đoán sỏi mật hoặc có triệu chứng bất thường trước đó.
Không giống như sỏi ở vị trí khác, sỏi túi mật thường ít gây nên những cơn đau quặn gan. Sự xuất hiện của sỏi trong túi mật làm cản trở sự lưu thông của dịch mật, rối loạn bài tiết dịch mật, gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Do thiếu dịch mật, người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác đầy tức vùng mạn sườn phải hoặc vùng thượng vị hoặc thấy nóng rát thượng vị, ợ hơi. Đôi khi các triệu chứng này nhầm lẫn với bệnh dạ dày. Khi sỏi di chuyển, cọ xát hoặc kích thước, số lượng quá lớn hoặc sỏi lọt vào đường dẫn mật làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, gây những cơn đau quặn bụng hoặc sỏi gây viêm túi mật.
Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng hoặc nhức nhối và căng tức. Nhiều trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải, có thể kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn ói. Nếu người bệnh phát sốt thì đây là dấu hiệu của viêm túi mật.
Theo chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn: Cơn đau thường chia thành từng đợt, kéo dài trong một vài giờ rồi thuyên giảm và ổn định dần khi túi mật trở lại trạng thái bình thường.
Thời điểm đau thường đau sau khi ăn no, nhất là sau khi ăn nhiều chất béo hoặc đau về đêm.
Tuyển sinh Cao Đẳng Y Dược Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Biến chứng thường gặp của bệnh sỏi túi mật là gì?
Sỏi túi mật có thể nhỏ vài mm hoặc lớn đến vài cm với nhiều hình dạng khác nhau. Có khi bệnh nhân chỉ có một vài viên sỏi nhưng cũng có người bị rất nhiều sỏi. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết nếu ỏi túi mật tích tụ lâu ngày, kích thước lớn dần lên và kết hợp các yếu tố nguy cơ khác nhưng không điều trị có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm túi mật mạn: túi mật co nhỏ, thành túi mật xơ hóa, lắng đọng canxi và bạch cầu. Một số trường hợp túi mật bị canxi hóa toàn bộ (túi mật sứ) thì nguy cơ ung thư khá cao, ở những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật sớm.
- Viêm túi mật cấp: Biến chứng nặng của sỏi túi mậ, với tỷ lệ tử vong vào khoảng 4 – 5 %. Túi mật viêm cấp trải qua 3 giai đoạn: phù nề, nung mủ và hoại tử. Túi mật viêm phù nề có thể đáp ứng với điều trị nội khoa, sau thời gian sức khỏe ổn định thì có thể chưa cần phẫu thuật mà chỉ theo dõi thêm.
Khi túi mật đã có mủ và hoại tử, chỉ có một cách điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ vỡ túi mật dẫn đến viêm phúc mạc mật và gây nguy hiểm cho tính mạnh. Tỉ lệ túi mật viêm cấp bị hoại tử và thủng túi mật vào khoảng 10-15%. Bởi vậy, người bệnh không nên chủ quan, nếu có quá đau hoặc có dấu hiệu bất thường thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
- Viêm tuỵ cấp do sỏi mật: Sỏi túi mật gây viêm tuỵ cấp khi sỏi trong túi mật di chuyển qua ống túi mật, ống mật chủ lọt vào ngã ba mật tụy – gần vị trí cơ vòng Oddi. Những người có sỏi túi nhiều viên, sỏi nhỏ và ống túi mật lớn thì dễ có nguy cơ viêm tụy cấp.
- Ung thư túi mật: Biến chứng nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp, nguy cơ mắc ung thư túi mật ở người có tiền sử sỏi túi mật cao hơn người bình thường.
Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng của bệnh sỏi túi mật?
Sỏi túi mật là bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm với các triệu chứng mơ hồ, không điển hình nên nhiều người thường chủ quan ít quan tâm và thường chỉ phát hiện qua siêu âm hoặc khi sỏi gây biến chứng nặng. Do đó, việc phòng ngừa biến chứng sỏi túi mật bằng cách thay đổi lối sống là vô cùng quan trọng để làm chậm quá trình phát triển và ngăn ngừa nguy cơ sỏi gây biến chứng.
- Ăn đủ bữa, không nên bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng để hạn chế nguy cơ ứ trệ dịch mật trong túi mật và đường mật.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, không ăn quá nhiều những thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo như nội tạng động vật, mỡ, da động vật,...
- Duy trì cân nặng hợp lý, không giảm cân quá nhanh và thường xuyên vận động, tập thể dục; hạn chế ngồi nhiều.
Sỏi túi mật có thể gây nên nhiều khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống nhưng với một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống – tập luyện hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ mắc biến chứng sỏi túi mật nguy hiểm.