Những điều cần biết về bệnh tan máu tự miễn

Những điều cần biết về bệnh tan máu tự miễnBệnh tan máu tự miễn là một nhóm các bệnh về máu có đặc điểm: Đời sống của hồng cầu bị rút ngắn hơn bình thường bởi sự xuất hiện của tự kháng thể chống hồng cầu, bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để phòng được bệnh tan máu tự miễn?

Bệnh tan máu tự miễn là một nhóm các bệnh về máu có đặc điểm: Đời sống của hồng cầu bị rút ngắn hơn bình thường bởi sự xuất hiện của tự kháng thể chống hồng cầu, bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để phòng được bệnh tan máu tự miễn?

Những điều cần biết về bệnh tan máu tự miễn

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tan máu tự miễn

Dấu hiệu để chẩn đoán qua đó xác định bệnh tan máu tự miễn như thế nào ?

Bệnh tan máu tự miễn với các triệu chứng lâm sàng là Hội chứng thiếu máu; Hội chứng hoàng đảm; Gan, lách có thể to, có thể kèm theo sốt.

Theo Bác Sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, để chẩn đoán bệnh tan máu tự miễn cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

  • Máu ngoại vi: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và hematocrit đều giảm; hồng cầu có kích thước bình thường hoặc to. Hồng cầu lưới tăng.
  • Sinh hóa: Bilirubin tăng, chủ yếu tăng bilirubin gián tiếp;  LDH tăng, haptoglobin giảm.
  • Xét nghiệm tủy đồ: Tủy giàu tế bào, dòng hồng cầu tăng sinh mạnh, hồng cầu lưới tủy tăng. Dòng bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu phát triển bình thường.
  • Xét nghiệm huyết thanh học: Xét nghiệm Coombs trực tiếp dương tính; Xét nghiệm Coombs gián tiếp có thể dương tính (nếu dương tính nên định danh kháng thể bất thường).

Đặc điểm phân biệt bệnh tan máu tự miễn với các tình trạng bệnh có triệu chứng tương tự khác như thế nào?

Bệnh tan máu tự miễn cần lưu ý phân biệt với một vài bệnh lý có triệu chứng tương tự khác như: Bệnh hồng cầu hình cầu bẩm sinh: Lâm sàng có hội chứng thiếu máu, hội chứng hoàng đảm. Trên tiêu bản máu ngoại vi thấy rõ hình ảnh hồng cầu mất vùng sáng trung tâm. Sức bền hồng cầu thường giảm. Xét nghiệm Coombs trực tiếp âm tính; Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm: Xét nghiệm CD55, CD59 trên màng hồng cầu có thiếu hụt; Tan máu trong bệnh hệ thống: Người bệnh thường có những tổn thương các cơ quan phối hợp như da, thận, khớp, tim…  Kháng thể kháng nhân và dsDNA dương tính là xét nghiệm khẳng định bệnh. Khi nghi ngờ có thể làm thêm ANA 8 profile (anti dsDNA, anti RNP, anti Sm, anti SS-A/Ro, anti SS-B/La, anti Scl -70, anti CENP -B, anti Jo 1).

Có những phương pháp nào điều trị bệnh tan máu tự miễn?

Theo Giảng viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Để điều trị bệnh tan máu tự miễn có các cách như sau:

  • Sử dụng Methylprednisolone: Liều dùng 1 – 2 mg/kg/ngày. Khi có đáp ứng (huyết sắc tố > 80G/L) thì giảm liều dần (30% liều/ tuần). Trường hợp cơn tan máu rầm rộ, nguy cơ đe doạ tính mạng có thể dùng liều cao (bolus) 1 g/ngày trong 3 ngày sau đó 3 – 4 mg/kg/ngày trong 3 - 5 ngày. Sau đó dùng liều 1- 2 mg/kg/ngày. Khi có đáp ứng thì giảm dần liều và duy trì. Có thể ngừng thuốc khi huyết sắc tố của người bệnh trở về bình thường với liều duy trì ở mức thấp (khoảng 0.1mg/kg/ngày hoặc thấp hơn) trong vòng 1 năm mà không có tái phát.
  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch: Chỉ định khi bệnh không đáp ứng với corticoid. Có thể sử dụng các thuốc sau: Azathioprine (Immurel) liều dùng 50 - 100 mg/ngày trong 4 tháng. Cyclophosphamid liều dùng 50 – 200 mg/ngày trong 3 – 6 tháng. Cyclosporin A liều dùng 50 – 200 mg/ngày trong 3 - 6 tháng.  Vincristin 1 mg/tuần tối thiểu 3 tuần. Mycophenolate mofetil liều dùng 500 - 2.000 mg/ngày trong 1 - 3 tháng. Lưu ý nếu có tác dụng giảm bạch cầu hoặc ức chế tủy xương của nhóm thuốc này thì nên dừng thuốc hoặc giảm liều.
  • Sử dụng Gamma globulin: Chỉ định trong trường hợp cấp cứu cơn tan máu rầm rộ, đáp ứng kém với truyền máu và corticoid. Tổng liều là 2 g/kg (0,4 g/kg/ngày x 5 ngày hoặc 1 g/kg/ngày x 2 ngày).
  • Sử dụng Rituximab: Chỉ định khi điều trị ức chế miễn dịch và cắt lách không có hiệu quả. Liều dùng 375 mg/kg/tuần x 4 tuần.
  • Có thể tiến hành cắt lách: Chỉ định trong trường hợp điều trị 3 - 6 tháng bằng corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch thất bại hoặc phụ thuộc liều cao corticoid. Không có các bệnh lý nội khoa khác. Đặc biệt người bệnh phải tự nguyện.
  • Điều trị hỗ trợ: Truyền máu tốt nhất là truyền máu có hòa hợp thêm các nhóm máu ngoài hệ ABO (truyền hồng cầu phenotype); Truyền chậm và theo dõi sát các dấu hiệu lâm sàng. Có thể trao đổi huyết tương.

Ngoài ra cần theo dõi trong quá trình điều trị: Đánh giá mức độ thiếu máu, màu sắc và số lượng nước tiểu, huyết áp, những biểu hiện ở dạ dày…Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, hồng cầu lưới 2 - 3 lần/ tuần. Các chỉ số đường huyết, điện giải, canxi, bilirubin, men gan, chức năng thận 1 - 2 lần/tuần. Xét nghiệm Coombs 1 lần/ 1 - 2 tuần.

Những điều cần biết về bệnh tan máu tự miễn

Lưu ý về tác dụng của một số thuốc

Methyldopa: Khoảng 20% bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc hạ huyết áp này có test Coombs dương tính, nhưng thiếu máu tan máu chỉ xuất hiện trong 0,3% số trường hợp.

Penicillin: Với liều cao, penicillin có thể gây ra thiếu máu tan máu tự miễn thông qua tác động như một hapten và từ đó kích thích hình thành kháng thể. Phức hợp kháng nguyên - kháng thể sẽ kết dính với hồng cầu và từ đó test Coombs trở thành dương tính.

Quinidin, quinin, hydralazin: Có thể gây ra thiếu máu tan máu tự miễn (vì kích thích hình thành các thể tự miễn kháng bổ thể).

Thực tế còn có rất nhiều bệnh lý huyết học cần được quan tâm. Để tìm hiểu thêm chúng ta có thể đăng ký học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Đây là một trong những trường uy tín hàng đầu đào tạo nhóm ngành sức khỏe đạt chuẩn của Bộ Y tế.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop