Triệu chứng của bệnh dại và cách xử lý khi gặp người bị chó dại cắn

Triệu chứng của bệnh Dại và cách xử lý khi bị chó dại cắn.Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong. Biểu hiện của bệnh dại,cách xử lý khi bị chó dại cắn thế nào?

Bệnh dại lây truyền qua các vết cắn, vết liếm từ động vật mắc bệnh dại. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Vậy những biểu hiện của bệnh dại và cách xử lý khi bị chó dại cắn như thế nào?

Triệu chứng của bệnh dại và cách xử lý khi gặp người bị chó dại cắn

Những điều cần biết về bệnh dại

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên bộ môn truyền nhiễm Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh dại là bệnh như thế nào ạ!

Trả lời: Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh lây truyền từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.

Bệnh dại có 2 thể lâm sàng: Là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.Thời gian phát bệnh kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Hỏi: Vậy bệnh dại lây truyền cụ thể qua những con đường nào ạ?

Trả lời: Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn, vết cào trên cơ thể con người. Hoặc bị động vật dại liếm vào vết thương, những chỗ da bị trầy xước, niêm mạc miệng, mũi của người.

Thường gặp nhất là bệnh dại do chó cắn, mặc dù vậy bệnh vẫn lưu hành trong các loài động vật có vú: Mèo, trâu, bò, ngựa, dơi...

Một số trường hợp đặc biệt:

  • Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não, các bộ phận bị nhiễm virus khác. Dù vậy, chưa có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.
  • Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra
  • Bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.

Hỏi: Thưa bác sĩ, các triệu chứng của bệnh là gì ạ?

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn - Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh nhân và động vật sau khi bị nhiễm virus dại sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Trong thời gian này hầu như không có biểu hiện gì. Giai đoạn phát bệnh ( lên cơn dại) kéo dài từ 2 – 6 ngày với những triệu chứng lâm sàng rầm rộ:

1. Ở người:

Đau hoặc ngứa ở vết cắn

Sốt, mệt mỏi, đau đầu.

Sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, sợ chết.

Tức giận, bứt rứt, tăng động hoặc trầm cảm.

Bệnh nhân có thể gầm gừ, cào cấu, sủa.

Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. Bệnh nhân  tử vong do co giật, co thắt cơ hô hấp trong cơn dại.

2. Ở chó dại:

Các biểu hiện ở chó dại là những sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như:

Cắn khi không bị trêu chọc

Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay …

Chạy mà không có lý do rõ ràng

Thay đổi trong tiếng sủa: Sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng

Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép – nhưng không sợ nước.

Chết.

Triệu chứng của bệnh dại và cách xử lý khi gặp người bị chó dại cắn

Hỏi: Vậy có thể điều trị khỏi bệnh dại hay không?

Trả lời:

Bệnh dại do virus dại cổ điển gần như gây tử vong 100% trên người.  Không có biện pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.

Giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích như: Tiếng ồn lớn, không khí lạnh...

Uống thuốc an thần hoặc tiêm morphine vào tĩnh mạch nếu cần thiết sẽ giúp kiểm soát được các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.

Truyền dịch tĩnh mạch nuôi dưỡng vì bệnh nhân thường không ăn được qua đường miệng.

Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương.

Hỏi: Vậy thưa bác sĩ, khi bị chó dại cắn cần xử trí như thế nào ạ?

Trả lời

 Nếu một người bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn thì cần thực hiện như sau:

Vết thương cần được rửa kỹ với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút.

Sát khuẩn với cồn iod, không khâu, không băng kín, gây tê quanh vết cắn.

Nhốt và theo dõi con vật cắn

Tiêm vắc-xin dự phòng dại, huyết thanh kháng dại.

Cám ơn Bác sĩ Chu Hòa Sơn - Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ những kiến thức quý báu này cho mọi người!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop