Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con ngườiVai trò quan trọng của nước với cơ thể dường như đã quá rõ, nhưng bạn đã hiểu rõ được nó có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người? Hãy cùng tìm hiểu qua sự chia sẻ của các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dưới đây.

Vai trò quan trọng của nước với cơ thể dường như đã quá rõ, nhưng bạn đã hiểu rõ được nó có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người? Hãy cùng tìm hiểu qua sự chia sẻ của các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dưới đây.

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người

Nước có vai trò cực quan trọng đối với cơ thể con người

Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Nước giúp duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể. Nước giúp máu vận chuyển oxi và những dưỡng chất cần thiết khác cho tế bào. Nếu cơ thể bạn thiếu nước, tim sẽ làm việc khó khăn khi phải bơm máu đi khắp cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể, hấp thụ các chất dinh dưỡng, bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm, phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não. Nước cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt... Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).

Nếu không uống đủ nước cho cơ thể có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết:  Khi với chúng ta thiếu nước vừa phải thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

Mệt mỏi, buồn ngủ, không có nước mắt khi khóc.

Táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa thực phẩm.

Khô và ngứa da vì các tế bào da không có nước, tróc rụng.

Nổi mụn trứng cá.

Chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ hư hao.

Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện. Sạn thận cũng dễ tái sinh.

Ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm, kích thích và khiến cho phổi nhạy cảm với bụi bặm, khói thuốc, các hóa chất.

Chảy nước mũi vì mũi dễ bị dị ứng.

Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu mềm.

Thiếu nước trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh; miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi; mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng... Hãy kiểm soát mức độ căng thẳng bằng cách luôn để nước ở bàn làm việc hoặc trang bị bình nước thể thao để có thể thường xuyên uống vài ngụm.

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người

Chúng ta nên uống nước lúc nào là thích hợp?

Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng uống nước khi nào cảm thấy khát hoặc miệng khô ran rồi mới uống nước thì sợ rằng hơi trễ đấy. Vì cảm giác khát giảm rất nhiều ở người cao tuổi và vì khô miệng là một trong những dấu hiệu cuối cùng của sự ráo nước (dehydration) của cơ thể. Do đó, nên có thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định để khỏi quên, khỏi thiếu nước.

Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2-2,5 lít nước/ngày. Ví dụ một người nặng 60kg thì nhu cầu nước trong ngày khoảng 2,5 lít, trong đó gồm khoảng 1 lít được đưa vào cơ thể dưới các dạng nước uống như chè, cà phê, nước sinh tố...; 0,4-0,5 lít dưới dạng nước canh súp và nước trong rau xanh, trái cây; 0,6-0,7 lít trong thức ăn được chế biến như cơm, bánh mỳ, thịt, cá...; còn khoảng 0,3-0,4 lít là sản phẩm cuối cùng của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Thường thường nên uống một ly nước lạnh ngay khi thức dậy để động viên tế bào cơ thể rồi uống trước bữa điểm tâm; lúc 10 giờ sáng; trước khi ăn trưa; lúc 4 giờ chiều; trước khi ăn tối; lúc 9 giờ và trước khi đi ngủ. Khi rất khát, chúng ta không nên nên nốc một hơi hết ly nước. Mà chúng ta nên uống từng ngụm một để cho nước có thì giờ thấm qua thành ruột vào mạch máu, tưới mát các mô bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

Ngoài việc uống nước hàng ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể thì những trường hợp nào cần uống thêm nước?

Trong trường hợp không khí khô chúng ta cần uống nước mỗi giờ. Với thời tiết lạnh, cơ thể cần thêm nước và năng lượng để duy trì thân nhiệt ở mức 37oC. Với thời tiết nóng mà làm việc ngoài trời, cần uống thêm một, hai ly nước. Ngoài ra khi bị cảm cúm, sưng phổi có thể đưa tới cơ thể thiếu nước, vì vậy nhớ uống thêm vài ly nước.

Trường hợp, phụ nữ có thai và cho con bú cần uống thêm 2-3 ly nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước cho máu, nước bình ối, tế bào, nhiều sữa.

Dưới đây là vài điều cần lưu ý mà các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dành cho bạn:

  • Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.
  • Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước.
  • Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.
  • Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.
  • Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acid này hay làm hư răng.
  • Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop