Bà bầu có nên bổ sung vitamin khi đã ăn uống đầy đủ?

Bà bầu có nên bổ sung vitamin khi đã ăn uống đầy đủ?Các mẹ bầu thường rỉ tai nhau về việc bổ sung các loại vitamin, acid folic và sắt trong suốt thai kì. Câu hỏi đặt ra là có thực sự cần thiết phải uống bổ sung vitamin trong thai kỳ nếu duy trì được một chế độ ăn uống đa dạng?

Các mẹ bầu thường rỉ tai nhau về việc bổ sung các loại vitamin, acid folic và sắt trong suốt thai kì. Câu hỏi đặt ra là có thực sự cần thiết phải uống bổ sung vitamin trong thai kỳ nếu duy trì được một chế độ ăn uống đa dạng?

Bà bầu có nên bổ sung vitamin khi đã ăn uống đầy đủ?

Vitamin có vai trò quan trọng đối với bà bầu

Để cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với giảng viên, BS. Trần Anh Tú - Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

Quan điểm của bác sĩ về vấn đề bổ sung các loại vitamin đối với bà bầu trong suốt thai kì?

Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể nói chung, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai nói riêng. Lí do là trong thời gian thai nghén, nhu cầu vitamin của phụ nữ tăng cao so với bình thường. Do đó rất cần chú ý bổ sung các loại vitamin để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin này và một số các chất như kẽm, sắt, canxi có thể được cơ thể hấp thu theo 2 con đường thực phẩm và dùng viên bổ sung.

Sự cần thiết của các vitamin đối với thai phụ?

Ngay cả với những phụ nữ thực hiện một chế độ ăn uống bổ sung “hoàn hảo” khi mang thai, thì vẫn không thể loại trừ được khả năng có thể thiếu hụt một số chất cần thiết như axit folic hay sắt. Axit folic (hay còn gọi là vitamin M hoặc Folacin) cần thiết trong sự phân chia tế bào và ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiểu não ở đứa con. Lời khuyên là: các bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để bắt đầu bổ sung axit folic khoảng 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên.

Vì lượng máu để nuôi dưỡng bào thai sẽ tăng lên, nên người mẹ cần nhiều sắt hơn trong thời kỳ mang. Sắt là một thành phần thiết yếu cấu tạo nên hemoglobin (chất vận chuyển ôxy trong máu) của bạn. Trong những trường hợp chế độ ăn của bà mẹ không bao gồm đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, cơ thể bà mẹ sẽ phải dùng đến lượng sắt được dự trữ trong xương tủy của bản thân và cơ thể mẹ sẽ thiếu sắt để cung cấp cho chính mình và cho con. Một khi sắt bị thiếu thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, sắt là rất cần thiết vì lúc này bào thai đã lớn.

Nhìn chung, đa số tất cả các loại vitamin bổ sung cho bà bầu đều rất an toàn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần phải dùng theo sự chỉ dẫn, không nên lạm dụng để tránh trường hợp bị thừa vitamin. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện khi bổ sung  vitamin như là táo bón, buồn nôn...

Ngoài ra, cũng không nên quên tăng cường chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bạn hàng ngày như rau xanh, hoa quả…

Bà bầu có nên bổ sung vitamin khi đã ăn uống đầy đủ?

Trong trường hợp không tuân thủ chỉ dẫn có thể gây hậu quả như thế nào?

Nếu ăn uống có thể cung cấp đầy đủ các lọai vitamin thì bạn hoàn toàn có thể không cần uống thêm bất cứ loại vitamin nào nữa. Trường hợp bà mẹ không ăn được nhiều thực phẩm đa dạng hoặc ở những vùng, những thời gian ít có rau quả tươi thì có thể uống thêm một số loại vitamin, tốt nhất là dùng loại polyvitamin (đa sinh tố). Chỉ nên uống mỗi ngày một viên là đủ. Với loại vitamin tan trong dầu (như vitamin A, E, D), nếu dùng quá mức sẽ được lưu giữ lại trong các tổ chức mỡ và có thể gây ngộ độc.

Theo Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số dấu hiệu thai phụ đang bị thừa vitamin có thể kể đến như sau:

Thừa vitamin A: Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm đau đầu, nôn và buồn nôn, ngoài ra có thể thấy da bị bong tróc. Mắt mờ và đau phía trước đầu cũng là 2 trong số các dấu hiệu thường thấy khi thai phụ sử dụng vitamin A quá liều (quá 3.500 IU mỗi ngày).

Thừa vitamin D: Các dấu hiệu phổ biến nhất là đau đầu, ngoài ra có các triệu chứng như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, các cơ bắp trở nên yếu ớt… Dùng vitamin D quá liều rất nguy hiểm vì có thể làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.

Thừa vitamin E: Triệu chứng điển hình là đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị thâm tím, chảy máu và cơ bắp yếu ớt. Bởi vậy, không nên dùng quá 15 mg vitamin E mỗi ngày.

Thừa vitamin C: Nghiên cứu cho thấy quá 2 gam vitamin C mỗi ngày dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Bởi vậy, nếu không có chỉ định của bác sĩ, thì bạn nên bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả và thực phẩm như trong cam, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải…

Thừa vitamin B và folate: Quá liều khi sử dụng vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm; quá liều khi sử dụng vitamin B1 (quá 1,5 mg mỗi ngày) sẽ xuất hiện triệu chứng như: nhịp tim nhanh, hạn đường huyết, đau đầu; quá liều khi sử dụng vitamin B3 (hơn 1,8 mg mỗi ngày) khiến da ngứa ngáy; thai phụ dễ hắt hơi, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn; sử dụng quá nhiều folate (quá 1000 mg mỗi ngày) có thể ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương của bào thai.

Vâng, xin cảm ơn bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn - một trường uy tín hàng đầu chuyên đào tạo nhóm ngành Y Dược hệ chính quy đạt chuẩn của Bộ Y tế. Hi vọng bài phỏng vấn hôm nay đã giúp ích cho các bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop