Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh uốn ván

Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh uốn vánUốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao tuy nhiên nhiều người lại chưa biết rõ biểu hiện cũng như cách phòng tránh. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao tuy nhiên nhiều người lại chưa biết rõ biểu hiện cũng như cách phòng tránh. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh uốn ván, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Giảng viên bộ môn truyền nhiễm của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.

Bệnh uốn ván là gì? Biểu hiện của bệnh uốn ván như thế nào?

Uốn ván hay còn được dân gian biết với tên gọi “Phong đòn gánh”. Đây là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani ( là trực khuẩn kỵ khí, gram (+), sinh nha bào). Trực khuẩn uốn ván sinh ngoại độc tố hướng thần kinh và gây bệnh do ngoại độc tố này

Biểu hiện lâm sàng gồm: Co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn” ; Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Các cơn co giật toàn thân thường xảy ra do bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn…

Đối với trẻ sơ sinh thường gặp bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS): Trẻ đẻ ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh: Cứng hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Vi khuẩn uốn ván gây bệnh bằng cách nào?

Theo Bác sĩ Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn: Vi khuẩn uốn ván có mặt ở mọi nơi và gây bệnh tản phát ở các nước trên thế giới. Trực khẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật  như: Ngựa, trâu, bò... kể cả người, tại đây vi khuẩn cư trú một cách bình thường không gây bệnh, gặp điều kiện không thuận lợi trực khuẩn tạo 1 lớp vỏ bọc bên ngoài giúp chúng đề kháng tốt hơn gọi là nha bào uốn ván

Nha bào uốn ván có thể tìm thấy trong đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hoặc phân người và có thể gây nhiễm cho tất cả các loại vết thương. Nha bào đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng

Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ( Vết rách, bỏng, vết tiêm chích…) bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Trẻ sơ sinh bị bệnh UVSS là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ. Bệnh UVSS thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa

Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván phát sinh được phải đủ 3 điều kiện:

1. Không được tiêm vacxin phòng uốn ván, hoặc được tiêm nhưng không đúng cách nên không có miễn dịch.

2. Có vết thương ở da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván

3. Có tình trạng thiếu ô xy nặng nề ở vết thương ( yếm khí) do: Miệng vết thương bịt kín, tổ chức bị hoại tử nhiều, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo...

Vậy làm sao để phòng tránh bệnh uốn ván?

Để phòng tránh bệnh uốn ván, theo bác sĩ Tú– Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ dựa vào điều kiện phát sinh bệnh:

  • Tiêm phòng vaccine uốn ván để tạo miễn dịch chủ động. Cụ thể: Tiêm vaccine phòng uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng với trẻ em và tiêm theo phác đồ dành cho phụ nữ tuổi sinh  đẻ (15-44 tuổi).
  • Hạn chế vết thương bằng cách cẩn trọng trong lao động, sinh hoạt:  Sử dụng bảo hộ lao động, tuân thủ quy trình làm việc, tối ưu hóa trong sinh hoạt.
  • Khi có vết thương cần xử lý đúng cách: Rửa sạch vết thương với dung dịch phù hợp, loại bỏ dị vật, tránh bịt kín vết thương,  chủ động tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT) hoặc globulin miễn dịch uốn ván (TIG) và vaccine phòng uốn ván.

Ngoài ra cần chú ý: Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh uốn ván và UVSS, về sự cần thiết phải thực hiện đẻ sạch, vô khuẩn sản khoa.

Cách điều trị khi mắc bệnh uốn ván

Nguyên tắc điều trị là: Diệt trừ vi khuẩn bằng kháng sinh, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp, xử lý vết thương sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật. Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích.

Cảm ơn bác sĩ với những chia sẻ bổ ích trên. Với những bạn trẻ có đam mê với kiến thức y học, có thể đăng ký học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Đây là trường đào tạo Cao đẳng Y Dược uy tín chất lượng hàng đầu. Năm 2018 nhà trường tuyển sinh 5 mã ngành cao đẳng: Cao đẳng Dược, Cao đẳng điều dưỡng, Cao đẳng xét nghiệm, Cao đẳng hộ sinh, Cao đẳng VLTL – PHCN.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop