Những lưu ý về kỹ thuật tiêm dưới da từ Điều dưỡng Sài Gòn

Những lưu ý về kỹ thuật tiêm dưới da từ Điều dưỡng Sài GònTiêm dưới da là một trong những kỹ thuật quan trọng và được sử dụng rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này cũng như những điều cần chú ý khi thực hiện tiêm dưới da

Tiêm dưới da là một trong những kỹ thuật quan trọng và được sử dụng rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này cũng như những điều cần chú ý khi thực hiện tiêm dưới da

Những lưu ý về kỹ thuật tiêm dưới da từ Điều dưỡng Sài Gòn

Những điều cần lưu ý khi sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da

Tiêm dưới da là đưa 1 lượng dung dịch, thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da. Đây là kỹ thuật tiêm đưa đến hiệu quả cao trong việc tiêm vaccin và thuốc mong muốn hấp thu chậm cũng như kéo dài như thuốc insulin điều trị tiểu đường.

Vùng tiêm: Đối với tiêm dưới da, tất cả các vùng trên cơ thể nếu không quá nhạy cảm và không có nhiều cơ đều có thể áp dụng. Tuy nhiên những vùng thường được lựa chọn để tiêm dưới da đó là:

  • Chi trên: Cơ đenta, cơ tam đầu cánh tay
  • Chi dưới: cơ tứ đầu đùi (mặt trước, ngoài)
  • Vùng da bụng

Những vị trí này đều là những vị trí ít cọ sát. Đồng thời đây cũng là nơi không gây lở loét và để lại sẹo trên da sau khi tiêm

Góc độ tiêm: Đâm kim với góc độ từ 30 đến 45 độ so với mặt da

Những lưu ý về kỹ thuật tiêm dưới da từ Điều dưỡng Sài Gòn

Các tai biến tiêm dưới da

  • Sai lầm trong nguyên tắc vô khuẩn: do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong, sau khi tiêm gây ra áp xe tại chỗ hoặc lây bệnh truyền nhiễm HIV, viêm gan vi rút.
  • Sai lầm về kĩ thuật

+ Quằn kim hoặc gãy kim do người bệnh giãy giụa mạnh. Bởi vậy, khi tiêm dưới da, điều dưỡng viên không nên tiêm ngập đốc kim để có thể dễ dáng rút kim ra khi gãy

+ Người bệnh có thể bị ngất: do người bệnh đau hoặc do quá sợ hãi hãi do bơm thuốc quá nhanh. Để phòng tránh đều này, càn thực hiện nguyên tắc 2 nhanh 1 châm. Hay chính là đâm kim nhanh, rút kim nhanh và bơm thuốc chậm. Bên cạnh đó, trước khi tiêm nên trò chuyện, làm công tác tư tưởng tốt để bệnh nhân yên tâm hơn.

  • Các tai biến do thuốc gây ra

+ Do thuốc tiêm vào tiêu rất chậm hoặc không tiêu đi được làm cho người bệnh đau có khi còn tạo thành ổ áp xe vô khuẩn hoặc gây nên mảng mục. Ví dụ khi tiêm Insulin, quinin, thuốc dầu...

+ Sốc do phản ứng của cơ thể với thuốc. Cần thực hiện biện pháp cấp cứu theo phác đồ chống sốc phản vệ và nhanh chóng báo cho bác sĩ. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, trước khi tiêm thuốc, điều dưỡng viên phải hỏi tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân và mang theo hộp chống sốc khi thực hiện thuốc.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn nắm rõ về kỹ thuật cũng như cách xử trí tai biến của nó. Các điều dưỡng viên khi thực hiện kỹ thuật này cần phải là theo đúng quy trình, hạn chế tối đa các tai biến, biến cố có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop