Những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thểĐục thủy tinh thể thường được biết đến là chứng bệnh của người già. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ em. Vậy nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Đục thủy tinh thể thường được biết đến là chứng bệnh của người già. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ em. Vậy nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể hiện nay thường xuất hiện ở trẻ em

Đục thủy tinh thể là bệnh gì?

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein được sắp xếp một cách có trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Nhưng khi protein tập trung thành đám làm cho ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể gây cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng như vậy được gọi là đục thủy tinh thể.

Bệnh trong giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng không phải do lây từ mắt này qua mắt kia.

Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể là do đâu?

Một số nguyên nhân được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp bao gồm:

  • Do tuổi già. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa. Ở tuổi 75 trở lên, có khoảng 70% người mắc phải căn bệnh này.
  • Do rối loạn quá trình chuyển hóa các chất như nước, glucose, vitamin C…
  • Do chấn thương ở mắt hoặc người bệnh mắc các bệnh về mắt như cận thị, glocom, bệnh võng mạc…
  • Do cơ thể bị suy nhược, thiếu oxi, thiếu protein, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá…
  • Bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì,...
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với xạ ion hóa được sử dụng trong chiếu chụp X -quang và xạ trị ung thư.
  • Nhân tố di truyền, trong gia đình có người từng mắc bệnh này.
  • Sử dụng các thuốc có chứa steroid trong một thời gian dài.
  • Từng phẫu thuật mắt

Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể là:

- Nhìn mờ

- Chói mắt nếu nhìn ánh sáng

- Màu có vẻ nhạt hơn.

- Ban đêm thị giác kém hơn.

- Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.

Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gầ đọc sách sẽ tốt hơn, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.

Những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể như thế nào?

Để xác định có bệnh hay không, các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên bệnh nhân nên đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để tiến hành khám mắt toàn diện.

  • Khám với đèn khe: Đèn khe là một loại kính hiển vi đặc biệt dùng để khám mắt. Khi khám với đèn khe, bác sĩ sẽ quan sát được từng chi tiết của mắt và phát hiện ra các điểm bất thường trong mắt.
  • Khám võng mạc: Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc dãn đồng tử (con ngươi) vào mắt làm cho đồng tử dãn to ra, giúp bác sĩ có thể nhìn rõ được đáy mắt bằng đèn soi đáy mắt hoặc đèn khe, từ đó tìm các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
  • Thử thị lực và đo khúc xạ: nhằm đánh giá độ rõ và độ sắc nét của thị giác bằng cách quan sát các chữ có kích thước khác nhau.
  • Từ 40 tuổi trở lên hoặc khi bạn còn trẻ nhưng mắt đã có những triệu chứng của bệnh ĐTTT thì nên đi khám mắt ở các bác sĩ chuyên khoa mắt để phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể nếu có.

Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Trường hợp nặng hơn chỉ có thể phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Khi phẫu thuật Bác sĩ sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt vào đó một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tâm lý đã sẵn sàng. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ cũng sẽ không phẫu thuật hai mắt cùng một lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị đục nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau từ 2 – 4 tuần.

Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh về mắt khác, chẳng hạn như bệnh thoái hóa điểm vàng tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop