Khi tuyến giáp lớn hơn bình thường, các bác sĩ thường gọi là bướu tuyến giáp, hay bướu giáp, bướu cổ. Vậy vì sao bệnh nhân cần phải mổ bướu cổ và trong trường hợp nào nên mổ bướu cổ?
Bướu tuyến giáp có thể gây cảm giác căng tức hoặc đau ở phía trước cổ
Hãy cùng tìm cầu trả lời cho câu hỏi “Vì sao bệnh nhân cần phải mổ bướu cổ và trong trường hợp nào nên mổ bướu cổ?” từ các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn qua bài viết sau đây!
Bướu tuyến giáp đè hoặc xâm lấn các cấu trúc lân cận
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bướu tuyến giáp có thể gây cảm giác căng tức hoặc đau ở phía trước cổ. Bướu có thể chèn ép khí quản gây ho hoặc khó thở, hoặc bướu có thể chèn vào thực quản gây khó nuốt. Ngoài ra, bướu có thể cản trở lượng máu từ cổ và đầu về tim, khiến cho ứ trệ tuần hoàn và có thể gây phù.
Khi bướu cổ là do ung thư, khối u có thể xâm lấn các cấu trúc gần đó, gây đau, khản giọng khi tổn thương dây thần kinh thanh quản, hoặc ho ra máu khi làm vỡ mạch máu khí quản.
Tuyến giáp có đang hoạt động quá mức hoặc không thể kiểm soát không?
Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Bướu cổ có thể gặp không chỉ ở người cường giáp, mà còn suy giáp, hay thậm chí là chức năng tuyến giáp bình thường. Chẳng hạn như trong bệnh cường giáp Graves. Đây là bệnh tự miễn, khi cơ thể tự kích thích sản xuất tuyến giáp mất kiểm soát. Ngược lại, những người bị suy giáp cũng thường bị bướu cổ. Điển hình là ở những người ở vùng núi bị thiếu i ốt, khiến cho hormone giáp không được sản xuất, cũng gây ra bướu cổ.
Do đó, chức năng tuyến giáp phải được đánh giá ở tất cả các bệnh nhân có bướu cổ. Xét nghiệm hay dùng là đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong huyết thanh. Ở người cường giáp thường nồng độ TSH sẽ giảm, còn người suy giáp thường nồng độ TSH sẽ tăng.
Nguyên nhân bướu cổ có liên quan đến các triệu chứng tiền ung thư không?
May mắn thay, đa số bệnh nhân bị bướu cổ thường không có ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, khi đường kính hạch tuyến giáp lớn hơn 1,0 đến 1,5 cm thì phải được chẩn đoán về khả năng của ung thư tuyến giáp.
Do đó, bướu cổ có cần được điều trị hay không tùy thuộc vào câu trả lời cho các câu hỏi kể trên. Và có nhiều phương pháp để điều trị, tùy vào nguyên nhân là gì, chứ không chỉ là mổ cắt tuyến giáp. Nếu tuyến giáp lớn đến mức gây ra các triệu chứng đè nén hay chèn ép các cấu trúc lân cận hoặc nếu nó quá lớn về phương diện thẩm mĩ thì có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Nếu bướu có liên quan đến tình trạng gây cường chức năng tuyến giáp, như trong bệnh Graves hoặc bướu đa nhân ác tính. Lựa chọn điều trị bằng iốt phóng xạ có thể có hiệu quả trong cả việc kiểm soát sự hoạt động của tuyến và giảm kích cỡ của nó.
Một số bướu có hoạt tính bình thường (không độc hại) cũng có thể bị co lại bằng liệu pháp iốt phóng xạ. Còn trong bệnh lý suy giáp tự miễn Hashimoto, nếu tuyến giáp cũng không hoạt động, không tiết hormone tuyến giáp. Lúc này, thì bắt đầu dùng thuốc kích thích tuyến giáp (L-thyroxine) có thể giúp điều trị chứng suy giáp và làm bướu nhỏ lại.
Tuy nhiên, khi trong bướu có nhiều hạch, cộng với kết quả xét nghiệm có yếu tố ung thư, có thể ít nhất một nửa tuyến giáp phải bị cắt bỏ.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Lợi ích và nguy cơ biến chứng của phẫu thuật
Phẫu thuật bướu cổ hay nói cách khác chính là phẫu thuật tuyến giáp. Phẫu thuật tuyến giáp có thể cắt bỏ một nửa hay toàn bộ tuyến giáp tùy vào từng trường hợp bệnh. Nhờ đó có thể cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân như nuốt khó, ho, hoặc khó thở.
Phẫu thuật tuyến giáp hầu như luôn luôn cần phải nằm viện và gây mê. Vết rạch gây đau trong một hoặc hai ngày sau phẫu thuật, và nó để lại một vết sẹo, thường là sẽ mờ đi sau một năm. Cũng giống những phẫu thuật khác, chảy máu và nhiễm trùng có thể gây ra nhiều biến chứng.
Có hai cấu trúc quan trọng nằm sau tuyến giáp có thể vô tình bị thương trong quá trình phẫu thuật. Đó là dây thần kinh thanh quản và hệ thống mạch máu. Nếu là dây thần kinh thanh quản bị tổn thương có thể gây khàn giọng hoặc mất tiếng, do dây thanh âm khi đó đã bị liệt. Còn nếu là mạch máu thì sẽ dẫn đến xuất huyết khó bù.
Ngoài ra, bốn tuyến cận giáp nằm phía sau tuyến giáp: Hai tuyến mỗi bên, cũng có nguy cơ bị tổn thương hoặc cắt nhầm. Tuyến cận giáp có chức năng tăng canxi máu. Nếu các tuyến cận giáp vô tình bị cắt đi hoặc bị tổn thương, lượng canxi trong máu của bệnh nhân sẽ giảm, dẫn đến ngứa, tê và chuột rút cơ. Nghiêm trọng hơn, mức độ canxi thấp có thể dẫn đến chứng co thắt cổ họng hoặc động kinh. Tuy nhiên, đối với phẫu thuật viên kinh nghiệm thì chuyện này hiếm xảy ra (tỉ lệ biến chứng thường không quá 1%)
Ngoài ra, còn có một phương pháp trị bướu cổ khác là xạ hình. Xạ hình tuyến giáp là phương pháp dùng I ốt phóng xạ để tác động vào phần tuyến giáp bị tổn thương, qua đó làm bướu teo lại và phục hồi chức năng của tuyến giáp. I ốt phóng xạ có thời gian bán hủy ngắn nên rất an toàn, không gây hại cho cơ thể, dùng được cho cả phụ nữ đang nuôi con nhỏ, chỉ trừ trường hơp phụ nữ có thai. Tóm lại, mỗi phương pháp điều trị đều có ưu điểm và mục đích riêng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thích hợp nhất cho từng trường hợp.
Vì vậy, khi phát hiện bị bướu cổ, hay đơn thuần chỉ đơn giản là các triệu chứng như nuốt khó, khó thở, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị chính xác và biết được rằng liệu có cần phải phẫu thuật hay không.