Bs Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau bụng kinh

Bs Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau bụng kinhĐau bụng kinh luôn là nỗi ám ánh những ngày tới tháng của chị em phụ nữ, vậy có những biện pháp nào giúp chị em giảm đau trong thời kỳ đau bụng kinh?

Đau bụng kinh luôn là nỗi ám ánh những ngày tới tháng của chị em phụ nữ, vậy có những biện pháp nào giúp chị em giảm đau trong thời kỳ đau bụng kinh?

Bs Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh luôn là nỗi ám ánh những ngày tới tháng của chị em phụ nữ,

Hãy theo dõi bài viết này để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tới bạn những biện pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

ĐAU BỤNG KINH LÀ GÌ?

Đau bụng kinh hay còn gọi thống kinh là triệu chứng khá phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng vùng dưới xương chậu đau thường lan sang vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới, đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường xảy ra vào 1 – 2 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, đau bụng kinh còn 1 số biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể choáng ngất gây nguy hiểm .. Tùy vào cơ địa mỗi người mà xuất hiện những triệu chứng và mức độ khác nhau.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn cho biết đau bụng kinh có thể không giống nhau giữa các lần kinh nguyệt. Có những chu kỳ không có hoặc chỉ gây ra khó chịu một chút cho người phụ nữ, nhưng lại có những chu kỳ gây đau dữ dội hơn. Nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể là: đau bụng kinh nguyên phát (sinh lý) và đau bụng kinh thứ phát (bệnh lý)

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG KINH LÀ GÌ?

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung co bóp. Các cơn co nhỏ xảy ra dọc từ trên xuống dưới tử cung. Tuy nhiên, các cơn co này thường rất yếu không cảm nhận được. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống hết lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài.

Khi co bóp tử cung sẽ siết chặt các mạch máu, làm hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được tiết ra làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến gây đau nhiều hơn.

Hiện tại vẫn chưa giải thích được tại sao ở một số phụ nữ đau bụng kinh lại dữ dội hơn so với những người khác. Có thể là liên quan đến việc tích tụ prostaglandin làm cho các cơn co thắt của tử cung trở nên mạnh hơn.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là do một nguyên nhân bệnh lý nào đó gây ra. Đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến tuổi tác, thường gặp ở phụ nữ 30 – 45 tuổi. Các nguyên nhân có thể gây ra đau bụng kinh thứ phát:

  • Lạc nội mạc tử cung: Lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung nhưng lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,…. gây đau.
  • U xơ tử cung: Có thể gây rong kinh và thống kinh
  • Viêm vùng chậu: Làm các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): là sự xâm nhập các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, làm xuất hiện đau bụng kinh.
  • Dụng cụ tránh thai (IUD): được làm bằng đồng hoặc nhựa dẻo được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh.

Nếu đau bụng kinh là thứ phát do một trong những nguyên nhân trên thì có thể kèm thêm các triệu chứng sau:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh
  • Khí hư nhiều hoặc có mùi hôi
  • Đau trong khi quan hệ

Nếu bạn gặp những tình trạng trên, tốt nhất bạn hãy đi gặp bác sỹ để được nghe tư vấn và cách xử lý hợp nhằm tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP GIẢM ĐAU TRONG ĐAU BỤNG KINH

Đối với trường hợp đau bụng kinh nguyên phát hay đau bụng kinh mức độ nhẹ thì thường chỉ cần điều trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng một số thuốc sau:

Thuốc giảm đau

Theo giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn:

  • Ibuprofen, diclofenac có thể được sử dụng để giảm đau. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định đối với những người có mắc các bệnh lý như hen, các bệnh lý dạ dày, thận, gan,…
  • Thuốc Cataflam thường được chỉ định điều trị đau bụng kinh
  • Paracetamol cũng được dùng để giảm đau trong trường hợp này, nhưng một số nghiên cứ chỉ ra rằng paracetamol giảm đau không hiệu quả bằng ibuprofen và diclofenac.

Nếu các thuốc giảm đau thông thường trên không có hiệu quả thì các bác sỹ có thể cho các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như naproxen, codein.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống làm mỏng niêm mạc tử cung nên cơ tử cung không cần phải co bóp nhiều để tống chúng ra ngoài khi hành kinh. Đồng thời, thuốc tránh thai còn giúp làm giảm hàm lượng prostaglandin được tiết ra nên các cơn đau cũng nhẹ nhàng hơn. Nếu thuốc tránh thai không phù hợp với bạn thì que cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung chứa hormone cũng là lựa chọn tốt. Đây là phương pháp phù hợp với những bệnh nhân chưa có ý muốn có con.

Riêng đối với đau bụng kinh thứ phát cần điều trị triệt để bệnh lý gây ra triệu chứng đau bụng kinh.

Ngoài ra các bạn nữ nên bổ sung sắt và vitamin B12 nếu trường hợp kinh nguyệt chảy nhiều máu và kéo dài.

Bs Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau bụng kinh

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp

Phòng và giảm đau bụng kinh bằng cách không dùng thuốc

Khi đau bụng bạn có thể dùng túi nước ấm để chườm ấm vùng đau, xoa nhẹ vùng đau. Bạn cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt như:

  • Ngưng hút thuốc: thuốc lá là một yếu tố làm đau bụng kinh thêm đau hơn.
  • Tập thể dục: khi đau bụng kinh bạn chỉ muốn nghỉ ngơi hạn chế vận động, tuy nhiên các vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe có thể giúp bạn giảm đau hơn
  • Tắm nước nóng có thể giúp bạn giảm đau hơn và thư giãn hơn
  • Massage nhẹ nhàng quanh cùng bụng dưới. Các bài tập giúp thư giãn như: yoga, pilate giúp bạn quên đi cảm giác đau đớn, khó chịu

Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể làm giảm đau bụng kinh như: chuối, mầm lúa mì, hạt hướng dương, yến mạch, rau mùi tây, cá hồi, socola đen, hạt dứa, gừng, rau bina và trà xanh

Những thông tin tổng hợp trên đây mang tính tham khảo. Các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyên bạn nên đi khám khi có các biểu hiện như rong kinh, đau nhiều trong lúc hành kinh. Tuyệt đối không để tình trạng kéo dài quá lâu nhầm hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop