Cùng tìm hiểu về thuốc tránh thai từ Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn

Cùng tìm hiểu về thuốc tránh thai từ Dược sĩ Trường Dược Sài GònSử dụng thuốc tránh thai được coi là một trong những biện pháp phòng tránh thai có hiệu quả cũng như phổ biến nhất hiện nay. Vậy hiện nay có những loại thuốc tránh thai nào?

Sử dụng thuốc tránh thai được coi là một trong những biện pháp phòng tránh thai có hiệu quả cũng như phổ biến nhất hiện nay. Vậy hiện nay có những loại thuốc tránh thai nào?

Cùng tìm hiểu về thuốc tránh thai từ Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn

Thuốc tránh thai khá phổ biến hiện nay

Bài viết này hãy cùng các dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về thuốc tránh thai cụ thể nhất

THUỐC CHỐNG THỤ THAI PHỐI HỢP

Đây là dạng thuốc mà trong thành phần gồm có hai thành phần progesteron và estrogen (chủ yếu là các chế phẩm tổng hợp). Hiện nay, thị trường dược phẩm có 3 loại viên tránh thai phối hợp:

  • Loại l pha: Tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên không thay đổi trong cả vỉ thuốc.
  • Loại 2 pha: Tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên thay đổi 2 lần.
  • Loại 3 pha: Tỉ lệ progesteron và estrogen trong mỗi viên thay đổi 3 lần.

Nói chung loại 2 và 3 pha có hàm lượng progesteron tăng dần còn estrogen thì hầu như không thay đổi hoặc tăng nhẹ vào giữa chu kỳ. Mục đích thay đổi tỉ lệ progesteron và estrogen trong các dạng viên 2 và 3 pha là giảm lượng thuốc cần dùng, giảm tác dụng không mong muôn mà vẫn giữ được hiệu quả tránh thai cao.

Cơ chế chống thụ thai

Cơ chế trung ương (điều hoà ngược): Khi dùng thuốc, nồng độ hormon trong máu cao hơn nồng độ sinh lý sẽ gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên dẫn đến giảm tiết FSH và LH ở tuyến yên. Mức FSH và LH thấp nên không đạt nồng độ và tỉ lệ thích hợp để phóng noãn, các nang trứng kém phát triển.

Cơ chế ngoại vi: Thuốc tránh thai làm thay đổi dịch nhày ở cổ tử cung làm cho tinh trùng không di chuyển được, cùng lúc này làm nội mạc tử cung kém phát triển, trứng không làm tổ được. Vì thuốc tránh thai có thể ức chế cả 2 khâu của quá trình thụ thai nên hiệu quả tránh thai cao.

Tác dụng không mong muốn

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết tác dụng khoonh mong muốn của thuốc có thể khiến các chị em có dấu hiệu giống nghén (mệt mỏi, buồn nôn, đau ngực). Hoặc có thể rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, vàng da ứ mật. Bệnh nhân sẽ bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối.

Chống chỉ định

Bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn về máu và viêm gan. Ung thư vú, tử cung. Phụ nữ trên 40 tuổi.

THUỐC TRÁNH THAI CHỈ CÓ PROGESTIN

Cơ chế tác dụng

Thuốc có tác dụng làm sánh đặc dịch nhày ở cổ tử cung gây cản trở cho sự di chuyển của tinh trùng và làm nội mạc tử cung kém phát triển do đó ngăn cản sự thụ thai.

Hiệu lực tránh thai thấp hơn thuốc tránh thai phối hợp, thuốc chỉ có tác dụng sau khi đã dùng thuốc 15 ngày liên tục và đều đặn.

Chỉ định

Thuốc tránh thai dùng cho phụ nữ đang nuôi con bú và người không dùng được thuốc tránh thai phối hợp.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng thuốc được giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Bắt đầu uống viên thuốc thứ nhất vào khoảng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Mỗi ngày uống 1 viên vào 1 giờ nhất định để khỏi quên, uống liên tục cho đến hết vỉ thuốc (nếu vỉ 21 viên thì nghỉ 7 ngày sau đó uống tiếp vỉ khác, nếu vỉ 28 viên thì khi uống hết vỉ này lại tiếp tục vỉ khác mà không nghỉ).

Nếu hôm trưóc quên thì hôm sau uống bù 1 viên và vẫn tiếp tục uống 1 viên nữa như bình thưòng. Nếu quên quá 36 giờ thì nên áp dụng biện pháp tránh thai khác. Riêng viên tránh thai đơn thuần nếu quên quá 12 giờ nên áp dụng biện pháp tránh thai khác đồng thời vẫn tiếp tục uống thuốc như bình thường.

Tác dụng không mong muốn

Do thành phần chỉ có progesteron nên thuốc ít có tác dụng không mong muốn, nhất là ít gây các tai biến về tim mạch.

Cùng tìm hiểu về thuốc tránh thai từ Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Tương tác thuốc

  • Các thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai: Thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hoá estrogen và progesteron ở microsom gan: rifampicin, phenytoin, phenobarbital...
  • Các thuốc làm tăng thải trừ estrogen và progesteron: penicillin, ampicillin, tetracyclin, neomycin, cloramphenieol, nitrofurantoin...
  • Các thuốc làm tăng độc tính với gan khi dùng cùng thuốc tránh thai là: Thuốc chống trầm cảm.

Tránh thai khẩn cấp

Tránh thai khẩn cấp là cách tránh thai được dùng khi giao hợp không được bảo vệ hoặc giao hợp ngoài ý muốn.

Dùng viên tránh thai cấp (viên chỉ có progesteron nhưng hàm lượng cao). Các thuốc này được dùng 1 liều ngay sau khi giao hợp. Nếu trong vòng 8 giờ mà lại có giao hợp thì dùng thêm 1 viên nữa. Tuy nhiên do hàm lượng progesteron cao nên không dùng quá 4 viên trong 1 tháng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop