Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến người mắc bệnh mạn tính như thế nào?

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến người mắc bệnh mạn tính như thế nào?Chất lượng không khí suy giảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người mắc bệnh hô hấp mạn tính, người mắc bệnh tim mạch … Vậy người bệnh mạn tính cần làm gì để đối phó với vấn nạn ô nhiễm không khí?

Chất lượng không khí suy giảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người mắc bệnh hô hấp mạn tính, người mắc bệnh tim mạch … Vậy người bệnh mạn tính cần làm gì để đối phó với vấn nạn ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến người mắc bệnh mạn tính như thế nào?

Ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân

Không khí ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người dân?

Đối với những hạt bụi, dù là bụi vô cơ hay hữu cơ dều xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi. Trong không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu trong cơ quan hô hấp. Riêng với những hạt bụi có kích thước PM2,5 có thể đi thẳng vào phế nang phổi, thậm chí đi thẳng vào trong máu. Với bất cứ dị nguyên nào từ môi trường đi vào cơ thể đều có thể gây kích ứng.

Bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hay bụi hữu cơ. Ở những môi trường đô thị như ở Hà Nội, mật độ giao thông đông đúc, bụi hữu cơ rất nhiều, đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, đây là các phản ứng cháy không hoàn toàn, sản sinh ra nhiều sản phẩm trung gian và nhiều tạp chất khác, phát tán vào môi trường như cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì… rất độc hại. Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí và có kích thước rất nhỏ. Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí  khó thở, như ở những người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm vấn đề tim mạch….. Sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài còn gây ra các rối loạn tắc nghẽn.

Cơ chế tác động của những chất ô nhiễm trong không khí tới sức khỏe

Khi tiếp xúc với bụi hay môi trường ô nhiễm, con người sẽ có phản ứng ho kích ứng, hắt hơi giống như triệu chứng cảm cúm. Đây là phản ứng thông thường của con người khi các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp. Tiếp theo, người bệnh có thể bị ho, tăng tiết dịch, khạc đờm kéo dài, có thể dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Lâu dài có thể gây rối loạn đường hô hấp. Khi bụi ô nhiễm đi vào sâu trong hệ hô hấp tới các phế nang, ảnh hưởng tới chức năng phổi gây ra rất nhiều các bệnh phổi. Đặc biệt bụi có kích thước PM2,5 có thể vượt qua tất cả các hàng rào bảo vệ của cơ thể, vào tận phế nang và đi vào máu, gây hại cho cơ thể.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến người mắc bệnh mạn tính như thế nào?

Những đối tượng nào được cho là nhạy cảm với ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ gây nên tình trạng kích ứng đường hô hấp, làm cho những người đã có bệnh lý đường hô hấp như những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bị hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên, nặng sẽ suy hô hấp phải phải nhập viện, thậm chí những bệnh nhân này đáp ứng kém với điều trị.

Trong môi trường ô nhiễm, những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mãn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh mạn tính nên làm gì để đối phó với vấn đề ô nhiễm không khí?

Trong những thời điểm ô nhiễm, tốt nhất những đối tượng vừa được nói đến ở trên không nên đi ra đường. Kể cả những hoạt động ngoài môi trường như tập thể dục buổi sáng hay đi dạo buổi chiều đều không tốt cho sức khỏe. Với những người bình thường nói chung, khi bắt buộc phải lưu thông trên đường, phải nên tự bảo vệ mình bằng khẩu trang, kính mắt…. Dù bụi PM2,5 khẩu trang thông thường không thể phòng tránh được, nhưng khẩu trang sẽ hạn chế phần nào bụi khói trong lúc bạn lưu thông. Những người bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, hô hấp hoặc người có sẵn bệnh nền nếu thấy bất cứ triệu chứng ho, khó thở tăng lên, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop