Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn dự phòng và chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn dự phòng và chăm sóc bệnh nhân tăng huyết ápTăng huyết áp là một bệnh mãn tính, nhiều biến chứng nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy hạn chế các biến chứng của bệnh cũng như cách phòng bệnh là rất quan trọng.

Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, nhiều biến chứng nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy hạn chế các biến chứng của bệnh cũng như cách phòng bệnh là rất quan trọng.

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn dự phòng và chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp một cách khoa học nhất

Tăng huyết áp có triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hay khi có biến chứng xảy ra đặt biệt là biến chứng tai biến mạch máu não. Những người bị tăng huyết áp thường cần một số loại thuốc để kiểm soát. Nhưng thay đổi lối sống và duy trì chế độ ăn hợp lý có thể làm hạ huyết áp rất hiệu quả. Lối sống đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tăng huyết áp. Nếu kiểm soát thành công huyết áp với lối sống lành mạnh bạn có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh não và giảm nhu cầu dùng thuốc.

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp cũng như cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.

Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước. Những đối tượng có nguy cơ tăng huyết áp như: tuổi cao, phụ nữa sau mãn kinh, gia đình của bạn có người bị tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, không tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều muối, uống rượu, hút thuốc lá, stress…

Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn dự phòng và chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng chỉ ra 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu đó là:

+ Tránh béo phì.

+ Tăng hoạt động thể lực.

+ Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid).

+ Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp ACC/AHA (2017)  khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).

+ Bỏ hút thuốc lá.

+ Theo dõi huyết áp.

Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:

+ Giảm cân nếu quá cân: huyết áp thường tăng lên khi tăng trọng lượng. Giảm cân là một trong những thay đổi lối sống có hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp.

+ Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.

+ Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày. Hoạt động thể lực mỗi ngày ít nhất 30 phút có thể làm giảm huyết áp của bạn từ 4-9 mmHg. Các môn thể thao tốt nhất để giảm huyết áp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, khiêu vũ.

+ Giảm lượng muối ăn vào: hạn chế lượng muối trong chế độ ăn có thể làm giảm huyết áp từ 2-8 mmHg. Hạn chế các thực phẩm chế biến và đóng hộp. Chỉ một lượng nhỏ natri tự nhiên trong thực phẩm là đủ. Đừng thêm muối, chỉ cần 1 muỗng cà phê muối đã có 2.300mg natri. Sử dụng các loại thảo mộc hoặc gia vị để thêm hương vị cho món ăn của bạn.

+ Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn.

+ Duy trì calci và magnesi cần thiết.

+ Ngừng hút thuốc lá: Mỗi điếu thuốc bạn hút làm tăng huyết áp của bạn trong nhiều phút sau hút xong. Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp trả lại huyết áp bình thường. Những người bỏ hút thuốc lá, bất kể tuổi tác, có sự gia tăng đáng kể.

+ Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.

Hi vọng những thông tin của chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn và gia đình phòng chống bệnh tăng huyết áp và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop