Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh cùng chuyên gia Dược Sài Gòn

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh cùng chuyên gia Dược Sài GònCảm lạnh và cúm là hai bệnh khác nhau, thế nhưng đa số người dân, thậm chí một số nhân viên y tế lại nhầm lẫn và đánh đồng là một. Tất nhiên để phân biệt rạch ròi là không hề dễ dàng.

Cảm lạnh và cúm là hai bệnh khác nhau, thế nhưng đa số người dân, thậm chí một số nhân viên y tế lại nhầm lẫn và đánh đồng là một. Tất nhiên để phân biệt rạch ròi là không hề dễ dàng.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh cùng chuyên gia Dược Sài Gòn

Cảm cúm và cảm lạnh là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau

Nguyên nhân gây cảm cúm và cảm lạnh là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A và B gây ra.

Cảm lạnh (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường) là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến như Enterovirus, Coronavirus... Do vậy trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều đợt trong năm. Ước tính một trẻ dưới 6 tuổi khỏe mạnh một năm có thể bị cảm lạnh từ 6- 8 lần.

Cúm và cảm lạnh có thể lây lan không ?

Cả cúm mùa và cảm lạnh đều là những bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người qua đường hô hấp một cách trực tiếp qua dịch tiết ở đường hô hấp thông qua các động tác ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, nhất là khi bàn tay trẻ dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó trẻ đưa lên miệng, mũi, mắt... Cũng có thể do hít phải các giọt tiết (nước bọt, nước mũi) của người bệnh có chứa virus lơ lửng ngoài môi trường, hay gián tiếp đụng chạm vào các bề mặt (bàn, đồ chơi…) có dính dịch tiết của người bệnh sau đó trẻ đưa tay lên mũi, miệng, mắt của mình. Cảm lạnh và cúm mùa có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường gặp hơp cả là vào mùa khô lạnh như mùa đông hay cuối mùa đông đầu mùa xuân.

Cảm lạnh và cúm mùa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hay gặp nhất là trẻ học mẫu giáo, tiểu học, trẻ sống nơi đông người. Với cảm lạnh thông thường thì lứa tuổi trẻ hơn, sơ sinh và nhũ nhi cũng thường xuyên mắc phải.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh cùng chuyên gia Dược Sài Gòn

Biểu hiện của cảm lạnh và cúm mùa là gì?

Triệu chứng của cảm lạnh và cúm mùa khá giống nhau, sau khi nhiễm phải virus 24- 48 giờ sau thường sẽ biểu hiện các triệu chứng sau:

  • Bị sốt: đa số trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm mùa đều có sốt. Cúm mùa thường sốt cao đột ngột, có thể trên 38.5- 39 độ C. Cảm lạnh thông thường thì sốt nhẹ hơn, tuy nhiên cũng có trẻ sốt cao hoặc không sốt.
  • Hội chứng viêm long đường hô hấp trên gồm: ho, khởi đầu là ho khan, sau 1-3 ngày có thể chuyển sang ho có đờm. Nghẹt mũi, ở trẻ lớn thì đã biết kêu ngạt mũi, nói giọng mũi, thở bằng miệng, ngủ ngáy. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, lăn lộn khó ngủ, đang bú thì buông ra để thở hổn hển là dấu hiệu của tắc mũi. Với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể ghé tai sát mũi để nghe tiếng thở, khi bị ngạt mũi tiếng khụt khịt rất lớn. Tiếng khụt khịt khi trẻ nghẹt mũi phụ huynh hay nhầm với tiếng khò khè trong viêm tiểu phế quản, suyễn hay viêm phổi.
  • Chảy mũi: dịch xuất tiết lúc đầu trong, loãng nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch trở nên đục, xanh hoặc vàng.
  • Có nhày mũi: trẻ có thể bị hắt hơi trước đó như là một dấu hiệu của bệnh.
  • Đau: đau là một dấu hiệu nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ bị cúm thường đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Trẻ nhỏ chưa biết nói chuyện thường thể hiện ra là quấy khóc, kích thích nhiều.
  • Các triệu chứng khác như: Trẻ biếng ăn do thay đổi khẩu vị, do nghẹt mũi nên khó khăn trong ăn uống, trẻ bị cúm thường sợ mùi thức ăn, buồn nôn hay nôn.
  • Trẻ lớn đã biết kêu đau rát cổ họng, cảm giác khô, nuốt đau, nổi hạch cổ. Trẻ nhỏ quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể gặp chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu phân lỏng đôi khi cũng gặp.
  • Các dấu hiệu viêm kết mạc, sưng phù mí mắt, đỏ mắt, có gỉ mắt… là dấu hiệu có thể gặp trong bệnh cảm lạnh thông thường.
  • Phát ban cũng có thể gặp trong một số trường hợp, nếu có thường xuất hiện sau sốt khoảng 2-3 ngày.

Khi nào đi cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa?

Trẻ dưới 3 tháng nếu có bất kì triệu chứng nào của bệnh bao như sốt, ho, quấy khóc, bú kém.... thì giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên đi khám bác sĩ

Trẻ trên 3 tháng thì đưa trẻ tới gặp bác si nhi khoa khi có một trong các biểu hiện gồm tiểu ít hơn bình thường, sốt từ 39 độ C trở lên, sốt quá 3 ngày, đau tai, quấy khóc, lấy tay đập hay vò tai, cọ tai xuống nệm, người lớn đụng vào tai là khóc, chảy dịch tai, mắt màu đỏ hoặc màu vàng, đổ ghèn mắt, có ho hơn một tuần, nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần dù có vệ sinh, thở nhanh, thở mệt, khò khè, cảm thấy quá lo lắng.

Nhập viện gấp hoặc gọi xe cấp cứu khi trẻ có bất kì một trong các dấu hiệu như li bì khó khó đánh thức, co giật, không uống được hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ, có dấu hiệu tím tái, tiếng thở rít khi nằm yên.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop