Biểu hiện của bệnh sa trực tràng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe. Việc sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền đúng cách góp phần trị sa trực tràng hiệu quả.
Hình ảnh người bệnh bị sa trực tràng
Sa trực tràng là chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, biểu hiện tại vùng hậu môn trực tràng sa xuống ra ngoài hậu môn, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ sa ra ngoài dài hay ngắn. Theo các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, nguyên nhân chủ yếu do sau đẻ trung khí hư gây ra hạ hãm làm cho trực tràng sa xuống khỏi vị trí và giãn to dần sau mỗi lần đại tiện hay sau khi bị bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày, lâu ngày sa giãn càng nhiều khó có khả năng tự co vào được mà phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện. Khi bệnh nặng sẽ không thể ấn vào ổn định trong bên được mà ở ngoài hậu môn gây khó chịu.
Điều trị sa trực tràng bằng YHCT như thế nào?
Sa trực tràng được chia làm 3 giai đoạn, tùy vào từng giai đoạn mà có liệu pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những bài thuốc được các Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Bài thuốc YHCT trị sa trực tràng ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự co lên được hoặc lên xuống thất thường. Biểu hiện có thể nhận thấy dễ dàng chính là khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài, nhưng nếu người mệt thì trực tràng sa xuống hậu môn.
Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề.
Bài thuốc điều trị: Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ 24g, nhân sâm 12g, t bạch truật 12g, rần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, đương quy 10g, cam thảo 10g.
Cách thực hiện: Nhân sâm bỏ cuống; Hoàng kỳ mật sao; Đương quy tửu tẩy; Cam thảo chích; Trần bì khứ bạch. Các vị trên cho cùng với nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
Bên cạnh đó phương pháp châm cứu tại các huyệt đại chùy, đại tràng du, bách hội, khúc trì, đản trung, thạch môn. nội quan, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao, phong trì, quan nguyên, khí hải, đản trung, thần môn, tiền đính cũng là một cách hay.
Đào tạo Y học cổ truyền năm 2018 tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Bài thuốc YHCT trị sa trực tràng ở giai đoạn hai và ba
Biểu hiện bệnh: Trực tràng sa xuống khỏi vị trí, ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện. Chúng không thể tự co lên được mà phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện hoặc lao động nặng. Khi bệnh trở nặng không thể ấn vào ổn định bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây sưng đau, khó chịu.
Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề, thanh nhiệt trừ thấp.
Bài thuốc điều trị: Bổ trung ích khí thang gia: thương truật, hoàng bá, ngũ bội: hoàng kỳ 24g, nhân sâm 12g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, bạch truật 12g, đương quy 10g, cam thảo 10g, hoàng bá 10g, thương truật 10g, ngũ bội tử 10g.
Cách thực hiện: Nhân sâm bỏ cuống; Cam thảo chích; Thương truật tẩm nước gạo vi sao; Hoàng kỳ mật sao; Đương quy tửu tẩy; Trần bì khứ bạch. Cho các vị trên cùng với 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
Cũng giống như giai đoạn một, châm cứu là liệu pháp có thể áp dụng trong trường hợp này. Các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cho hay cần châm tả các huyệt bách hội, thính cung, nhị bạch, trường cường, hợp cốc. Châm bổ các huyệt: túc tam lý, khúc trì, huyết hải, nội quan, tam âm giao, đại tràng du, quan nguyên. Bên cạnh đó là các huyệt dự bị: khí hải, phong trì, thần môn, dương lăng tuyền, khí hải, đản trung, quan nguyên, hậu đính.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc, liệu pháp trong YHCT trên thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, điều trị dứt điểm các bệnh hay loại bỏ các nguyên nhân gây táo bón hoặc kiết lỵ; luyện tập thời gian đi đại tiện ngày 1 lần theo thời gian nhất định, tránh táo bón, ăn đủ rau xanh, hoa quả và đặc biệt giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn là những cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị cao.