Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong viêm loét dạ dày

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong viêm loét dạ dàyViêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Và những lưu ý khi sử dụng thuốc cho bệnh viêm loét dạ dày sau đây sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Và những lưu ý khi sử dụng thuốc cho bệnh viêm loét dạ dày sau đây sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

Những nguyên nhân nào  gây ra bệnh loét dạ dày?

Loét dạ dày do việc mất cân bằng giữa 2 yếu tố bảo vệ và tăng yếu tố hủy hoại giảm yếu tố bảo vệ như: chất nhầy prostaglandin, tăng yếu tố hủy hoại: acid dịch vị, pepsin.

Việc mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ, yếu tố hủy hoại là : stress, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), thói quen sinh hoạt ăn uống, hút thuốc lá, uống rượu, do dùng thuốc NSAIDS, aspirin… là những nguyên nhân thường gặp của bệnh loét dạ dày..

-Stress: Stress là những căng thẳng, lo lắng hằng ngày. Stress không chỉ gây tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày vì  khiến acid dịch vị và men pepsine tăng quá mức.

Ngoài ra còn ngăn cản sự bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày

-Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

H.pylori là vi khuẩn có dạng xoắn khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các con đường ăn uống đi vào dạ dày, tấn công vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày gây suy yếu lớp nhày bảo vệ.

Tại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, vi khuẩn  tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn.Không chỉ vậy, vi khuẩn Hp còn làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tiết ra độc tố làm tổn thương các tế bào nằm dưới lớp chất nhầy.

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…

  •  Thói quen sinh hoạt bất thường

Thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa khoa học theo các giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn là một tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh viêm loét dạ dày. Thói quen ăn vội vàng, ăn quá no, bỏ bữa, đọc sách truyện hay xem tivi trong khi ăn … khiến dạ dày phải làm việc quá mức.

  •  Do sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Những thuốc như: aspirin, ibuprofen và naproxen …  có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính cả viêm dạ dày mãn tính. NSAID ức chế emzyme COX2 – Enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandins.- 1 chất có thể bảo vệ và duy trì lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày. Những người lớn tuổi thường phải sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm này trong điều trị nhức mỏi xương khớp là đối tượng cần lưu ý.

  •  Thuốc lá và bia rượu, các chất kích thích

Nicotine trong khói thuốc lá còn ức chế sự tổng hợp Prostaglandin – chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bệnh nhân bị bệnh loét dạ dày sẽ có những biểu hiện gì?

Triệu chứng chính trong loét dạ dày chính là đau thượng vị. Thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức, đau âm ỉ, bỏng rát, đau quặn. Các triệu chứng này thường xuất hiện từng đợt, thường đau sau khi ăn, có tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng. Buồn nôn, nôn, chán ăn, có thể làm bệnh nhân sụt cân.Biến chứng nguy hiểm có thể là nôn ra máu, đi tiểu ra máu.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong viêm loét dạ dày

Loét dạ dày có thể gây ra biến chứng không?

Các biến chứng thường gặp là : Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi phân đen.Thủng dạ dày: cơn đau thượng vị đột ngột, dữ dội như dao dâm, lan ra toàn vùng bụng. Hẹp môn vị: đầy bụng, chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, sụt cân.Thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư hóa

Nhóm thuốc nào dùng trong điều trị loét dạ dày?

Theo chia sẻ của Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên văn bằng 2 Cao Đẳng Dược Sài Gòn, chúng ta có một số nhóm thuốc dùng trong điều trị loét dạ dày, điển hình là nhóm:

-PPI  ( Esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole).

Cách dùng:

Nhóm thuốc PPI thường được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột.Khi uống thuốc, bạn nên nuốt nguyên viên, không nên nhai,nghiền hay bẻ viên. Uống thuốc 30 phút trước khi ăn.

Tác dụng phụ:

Khi dùng thuốc, bạn có thể gặp một số tác dụng ngoài ý muốn như  nhức đầu, buồn nôn, đau bụng.Bên cạnh đó, việc dùng PPI trong thời gian dài có thể gây: kém hấp thu các chất dinh dưỡng như vitamin B12, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Việc dùng PPI kéo dài liên quan đến tăng nhẹ nguy cơ gãy xương., tăng nguy cơ loãng xương nên được cân nhắc ở phụ nữ sau mãn kinh sử dụng PPI kéo dài.Hạ magnesi máu nặng liên quan đến việc sử dụng PPI trên một số ít bệnh nhân, có thể cải thiện khi ngừng PPI, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu. Các triệu chứng của hạ magnesi máu thường không rõ ràng, có thể bao gồm chuột rút, yếu cơ, dễ bị kích thích hoặc lú lẫn.

-Ngoài ra còn có nhóm thuốc kháng H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin ...)

-Nhóm Antacid  ( muối Al, Mg): thuốc có tác dụng nhanh, có thể sử dụng sau ăn hoặc ngay khi đau. Chúng ta nên uống cách xa thuốc khác khoảng 2 giờ để tránh xảy ra tương tác 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop