Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, có lợi trong việc làm sạch đường hô hấp. Tuy nhiên, những cơn ho kéo dài lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống. Vậy điều trị ho như thế nào là đúng cách?
Ho kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Phản xạ ho diễn ra như thế nào?
Các dị vật trong đường hô hấp kích thích các thụ thể ho, truyền tín hiệu đến trung tâm ho, đưa ra đáp ứng tại đích là các cơ quan hệ hô hấp: nắp thanh quản, dây thanh quản, cơ hoành, cơ bụng,… tạo áp suất lớn từ trong lồng ngực đưa luồng khí mạnh tống các dị vật ra ngoài tạo thành phản xạ ho.
Theo chia sẻ từ bác sĩ Phạm Anh Tú – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn, ho kéo dài có thể dẫn đến trầy xước đường hô hấp, làm các tác nhân nhiễm khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nguy cơ tử vong tăng cao đối với người lớn tuổi. Vì vậy điều trị kiểm soát cơn ho là cần thiết trong một số trường hợp.
Ngoài ra ho các do các bệnh lý đường hô hấp, dạ dày, hay do các thuốc sử dụng (thuốc tim mạch ACEI)… Cần xác định nguyên nhân gây ho để điều trị có hiệu quả.
Phân loại
Dựa vào tần suất cơn ho
- Ho cấp: dưới 3 tuần
- Ho bán cấp: 3-8 tuần
- Ho mạn tính: trên 8 tuần
Ngoài ra còn phân loại dựa vào tình trạng dịch nhầy tiết ở đường hô hấp
- Ho đàm: ho kèm với chất nhầy, bệnh nhân cảm giác “nặng ngực”, có thể khó thở
- Ho khan: không có chất nhầy, thường gây kích thích ngứa họng.
Điều trị ho kéo dài như thế nào?
Mục tiêu điều trị: giảm tần suất các cơn ho, ngăn các biến chứng. Đặc biệt các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý gia đình không tự ý điều trị ho cho trẻ dưới 4 tuổi
- Điều trị nguyên nhân
- Bệnh lý đường hô hấp: hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi,…
- Trào ngược dạ dày thực quản: PPI, metoclopramid
- Thuốc ACEI => hỏi ý kiến bác sĩ điều trị việc ngừng thuốc, thay đổi bằng thuốc khác. Cơn ho hết sau 1-6 tuần ngưng thuốc
- Điều trị không đặc hiệu: chỉ định cho các bệnh nhân ho quá nhiều, gây ảnh hưởng chất lượng sống mà chưa xác định rõ nguyên nhân hay ho ra máu
- Ho khan: ho do bị kích thích hay sưng viêm đường hô hấp, thường gây khó chịu mệt mỏi cho bệnh nhân, dùng các thuốc trị ho để ức chế cơn ho
- Ho đàm: loại ho này có tính bảo vệ đường hô hấp, không nên dùng các thuốc ức chế ho, thường sử dụng các thuốc tiêu đàm, long đàm để làm giảm lượng nhầy tích tụ trong đường hô hấp
Điều trị không dùng thuốc: mục đích giảm kích ứng, làm ẩm, thúc đây thoát dịch, làm ẩm đường hô hấp,…
- Kẹo, mật ong,…
- Thiết bị làm ẩm: xịt mũi, xịt họng, ống rửa mũi cho trẻ
Một số thuốc điều trị ho có thể tham khảo
- Thuốc ức chế trung tâm ho, làm tăng ngưỡng ho
Codein: giảm đau nhẹ, không sử dụng cho bệnh nhân suy hô hấp (hen suyễn), liệt ruột
Dextromethorphan: êm dịu, có hiệu lực tương đương codein
Pholcodin, Noscarpin…
- Thuốc giảm nhạy cảm thụ thể ho ở ngoại biên
Methol, Eucalyptus: giảm ho, gây tê - không sử dụng cho cơn ho kéo dài, liên tục
Lidocain: gây tê bề mặt - tránh sử dụng cho những người bị loạn nhịp, bị tổn thương niêm mạc hô hấp
- Thuốc kháng Histamin: không sử dụng cho ho có đàm, hiệu quả cao đối với các cơn ho về đêm: Clopheniramin, Diphenhydramin, Promethazin, Doxylamin
Thuốc tác động trên chất nhầy
- Thuốc long đàm: kích thích các tuyến bài tiết ở khí quản tăng dịch, giảm độ nhầy và làm loãng đàm
Guaifenesin: an toàn - thuốc long đàm duy nhất được FDA chấp nhận, không được chỉ định cho các cơn ho mạn tính do các bệnh đường hô hấp dưới
Terpin: thường phối hợp codein hay dextromethorphan để giảm nhẹ cơn ho, tránh tổn thương đường hô hấp
- Thuốc tiêu đàm: phối hợp với kháng sinh làm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thuốc tiêu đàm (tiêu nhầy) cũng có khả năng phá vỡ lớp màng nhầy hệ tiêu hóa, nên thận trọng trong khi sử dụng
Dẫn chất cystein: N-Acetylcystein, Carbocystein,…
Bromhexin, Ambroxol,…
Nếu tình trạng ho không thuyên giảm, kéo dài trên 1 tháng, hoặc kèm các triệu chứng đổ mồ hôi lạnh, sụt cân,… các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định nguyên nhân cơn ho, tránh các biến chứng.
Sử dụng thuốc ho cho phụ nữ có thai: An toàn khi sử dụng Dextromethorphan và guaifenesin, tránh các chế phẩm chứa alcol – gây hội chứng alcol bào thai (khiếm khuyết hệ thần kinh sọ mặt và rối loạn phát triển trí tuệ, thể chất)
Một số lời khuyên cho bệnh nhân
- Uống nhiều nước, đặc biệt nước ấm để giữ ấm, giữ ẩm đường hô hấp
- Làm sạch đường hô hấp: súc họng, xịt mũi, xịt họng,…
- Không hút thuốc, tránh môi trường nhiều bụi, để giảm các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp
- Tránh rượu, cà phê