Tăng huyết áp - Căn bệnh mãn tính nguy hiểm hiện nay

Tăng huyết áp - Căn bệnh mãn tính nguy hiểm hiện nayTăng huyết áp rất thường gặp trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng đang dần trẻ hóa

Tăng huyết áp rất thường gặp trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng đang dần trẻ hóa

Tăng huyết áp - Căn bệnh mãn tính nguy hiểm hiện nay

Căn bệnh tăng huyết áp đang dần trẻ hóa đối tượng mắc phải

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là gì?

  • Đa số các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân (cao huyết áp nguyên phát).
  • Một số bệnh về thận, nội tiết, tim mạch... có thể gây ra huyết áp cao (cao huyết áp thứ phát). Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh tăng huyết áp.
  • Một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc cảm, cam thảo ... cũng có thể gây tăng huyết áp. Sau khi ngừng thuốc huyết áp có khả năng không  trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Nên hỏi ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường
  • Ở một số phụ nữ mang thai có thể tăng huyết áp do ngộ độc thai nghén...

Tại sao bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa?

Trong các bài giảng văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn có viết về những nguyên nhân khiến căn bệnh này đang dần trẻ hóa. Trong đó có 3 nguyên nhân chính sau:

  • Ăn uống không hợp lý: ăn nhiều chất béo không có lợi, thức ăn nhanh, bữa ăn công nghiệp, cơm văn phòng… làm gia tăng rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tăng huyết áp.
  • Chụi nhiều áp lực, stress trong công việc và học tập.
  • Nhận thức về bệnh hạn chế, cũng như ít quan tâm đến sức khỏe nên lười đi khám bệnh, kiểm tra sức khỏe theo định kỳ.

Bệnh tăng huyết áp mạn tính liên quan đến bệnh gì?

Tăng huyết áp mạn tính liên quan với:

  • Các bệnh xơ vữa
  • Tăng nguy cơ đột quỵ
  • Suy tim
  • Bệnh về thận
  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Bệnh mạch vành

Có thể kiểm soát cao huyết áp như thế nào?

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: giảm cân, ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước, ít mỡ, hạn chế muối ăn, vận động cơ thể thường xuyên, tránh lạm dụng rượu, không hút thuốc lá… Thay đổi lối sống phải thực hiện trước khi dùng thuốc vì kết quả đạt được phải mất thời gian dài, ngoại trừ trường hợp tăng huyết áp nặng.
  • Theo dõi huyết áp tại nhà.
  • Kiểm tra glucose máu, cholesterol máu và albumin trong nước tiểu.
  • Tuân thủ lời khuyên của bác sỹ và cán bộ y tế.
  • Nếu được kê đơn thuốc hạ huyết áp, cần uống thuốc đều đặn và tuân thủ chỉ dẫn.

Tăng huyết áp - Căn bệnh mãn tính nguy hiểm hiện nay

Thuốc điều trị tăng huyết áp gồm những nhóm nào?

Theo chia sẻ của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp như:

  • Các thuốc tác động lên hệ thần kinh giao cảm 
  • Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương (CNS): Methyldopa, Clonidine...
  • Các thuốc phong bế neron Adrenergic: Resepin, Guanethidine...
  • Các thuốc phong bế α-Adrenergic: Prazosin...
  • Các β-Blocker: Propranolol...
  • Các thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazine, Nitroprusside, Minoxidil, Diazoxide.
  • Các thuốc phong bế kênh Ca2+
  • Các thuốc ức chế men chuyển ACE và đối vận receptor AT1
  • Thuốc lợi tiểu

Nhưng chỉ có 3 nhóm được biết là có khả năng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân:

  • β – Blocker
  • Thuốc lợi tiểu Thiazide
  • Các chất ức chế men chuyển ACE

Đang có thai thì dùng thuốc Methyldopa trị tăng huyết áp có an toàn không?

Theo hệ thống phân loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đối với thai nhi A, B, C, D và X (độ an toàn giảm dần từ A tới X) do cơ quan Quản lý Thực Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra. Methyldopa thuộc loại B nghĩa là nó thuộc loại tương đối an toàn cho PNCT

Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, việc dùng thuốc là cực kỳ hạn chế và phải được sự cho phép của bác sĩ. Thai phụ không bao giờ được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Một số thông tin thuốc Methyldopa:

  • Methyldopa hạ huyết áp theo cơ chế: Vào cơ thể Methyldopa chuyển thành α-methyl-norepinephrin hoạt hóa α2-Adrenoceptor ở tủy gai giảm vận mạch giảm tổng sức cản ngoại vi hạ huyết áp.
  • Tác dụng: Trị tăng huyết áp nhẹ đến vừa, giảm phì đại thất trái.
  • Tác dụng không mong muốn: An thần, hoa mắt, chóng mặt, giảm ham muốn, phù, dấu Coombs dương tính (hoại huyết)
  • Sử dụng an toàn trong bệnh về thận và phụ nữ mang thai

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop