Tác hại khôn lường khi lam dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm

Tác hại khôn lường khi lam dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêmThuốc giảm đau chống viêm dùng để điều trị bệnh lí cũng như để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, lạm dụng các loại thuốc này có thể gây hậu quả nguy hiểm.

Thuốc giảm đau chống viêm dùng để điều trị bệnh lí cũng như để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, lạm dụng các loại thuốc này có thể gây hậu quả nguy hiểm.

Tác hại khôn lường khi lam dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm

Lạm dụng thuốc giảm đau chông viêm có thể gây nguy hiểm tính mạng

Trường Cao đẳng dược Sài Gòn đã có buổi hỏi đáp, tư vấn về chuyên môn, với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về nhóm thuốc này.

Khi có những dấu hiệu gì thì nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?

Nếu trẻ sốt từ 38.5 - 39°C bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Từ 39°C - 40°C: dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt trường hợp trẻ không hạ mới dùng xen kẽ loại thứ 2. Các bạn lưu ý thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật khi sốt cao vì thuốc hạ sốt có tác dụng hạ thân nhiệt trẻ khi trẻ chưa có dấu hiệu nguy hiểm

Một vài trường hợp có thể gây nguy hiểm tính mạng khi lạm dụng thuốc giảm đau?

Rất nhiều trường hợp lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa điều tra rõ nguyên nhân của bệnh, hay do bệnh nhân tự mua thuốc giảm đau về nhà uống mà không thăm khám kĩ càng gây hậu quả đáng tiếc. Cụ thể là trường hợp một bệnh nhân lớn tuổi được đưa vào cấp cứu do đang trong tư thế đứng thì bị ngã quỵ, đưa đến bệnh viện, chẩn đoán là chấn thương sọ não, được  biết trước đó bệnh nhân bị té ngã, than chóng mặt đau đầu, và được cơ sở y tế địa phương cho thuốc giảm đau về uống. Uống thuốc vào, ban đầu hết nhức đầu, nên chủ quan. Hay như các vận động viên hoạt động thể thao, lúc họ bị chấn thương để tiếp tục thi đấu, họ xịt thuốc gảm đau, nhiều chấn thương “cộng dồn” như vậy hệ cơ-xương-khớp sẽ gặp vấn đề .

Trẻ em hay bị hăm da dị ứng nổi mẫn đỏ, phụ huynh thường tự ý mua thuốc bôi cho trẻ. Vậy có lưu ý gì khi bôi thuốc trị hăm da hay mẩn đỏ cho trẻ?

Khi trẻ bị hăm da, di ứng mẫn đỏ, trước tiên các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân, dừng các loại thuốc đang bôi, đưa trẻ đến Bệnh viện khám da liễu. Bởi vì một số loại thuốc bôi là thuốc thuộc nhóm chông viêm, sử dụng có thể cải thiện chứng, tuy nhiên sử dụng lâu dài , đặc biệt với trẻ nhỏ, lớp sừng trên da chưa hình thành, thuốc dễ ngấm và gây các tác dung phụ như: teo cơ, phù mặt, ảnh hưởng phát triển xương khớp. loét dạ dày,…

Tác hại khôn lường khi lam dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm

Những đối tượng nào phải thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau chống viêm?

Bệnh nhân trên 60 tuổi có nguy cơ cao bị chảy máu đường tiêu hóa.Bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm - loét dạ dày, tổn thương thận, nguy cơ tim mạch, bệnh gan hoặc xơ gan, tăng huyết áp, hoặc bệnh hen suyễn làm tăng nguy cơ. Khi bệnh nhân đang phải sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống đông máu/ thuốc huyết khối, corticosteroid, thuốc huyết áp, hoặc aspirin làm gia tăng nguy cơ biến chứng khi dùng nhóm thuốc này.

Những nguyên nhân nào dẫn đến việc nhóm thuốc này dễ bị người bệnh lạm dụng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng?

Theo chia sẻ của Dược Sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh nhân thường có các bệnh lí đi kèm như loét dạ dày, tim mạch, xương khớp, thường sử dụng thuốc nhóm này để giảm đau. Đa số bệnh nhân lại cho rằng không cần thiết phải báo cáo bác sĩ về quá trình dùng thuốc này, vì các sản phẩm này được mua dễ dàng ở hiệu thuốc mà không cần đơn. Các thuốc kháng viêm, giảm đau OTC( thuốc không kê đơn) thường được bệnh nhân mua về sử dụng mà không cần có chỉ định của bác sĩ như: naproxen, ibuprofen, acetaminophen, ibuprofen/diphenhydramine, acetaminophen/hydrocodone.

Có rất nhiều trường hợp ngộ độc Paracetamol. Nguyên nhân do đâu và xử trí thế nào?

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng đau đầu, sốt và cảm cúm. Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời mà không hề có tác dụng điều trị bệnh, vì vậy không nên lạm dụng, nếu lạm dụng thời gian dài dễ gây nhờn thuốc. Thuốc này gây hại rất lớn cho nội tạng đặc biệt trên gan, nhất là những người có bệnh lí về gan từ trước. Thận trọng liều độc của Paracetamol là trên 3g/ngày. Khi bị ngộ đôc đưa ngay đến cơ sở y tế để được thực hiện các biện pháp cấp cứu cũng như loại bỏ chất độc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop