Điều trị kiểm soát căn bệnh mãn tính hen suyễn

Điều trị kiểm soát căn bệnh mãn tính hen suyễnHen suyễn là tình trạng viêm nhiễm mãn tính đường dẫn khí của phổi, làm tăng đáp ứng đối với các kích thích khác nhau dẫn đến tình trạng co thắt và tắt đường dẫn khí có hồi phục với mức độ khác nhau.

Hen suyễn là tình trạng viêm nhiễm mãn tính đường dẫn khí của phổi, làm tăng đáp ứng đối với các kích thích khác nhau dẫn đến tình trạng co thắt và tắt đường dẫn khí có hồi phục với mức độ khác nhau.

Điều trị kiểm soát căn bệnh mãn tính hen suyễn

Người bị hen suyễn cơn ho thường kéo dài và nặng hơn vào ban đêm

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

  • Triệu chứng cơ năng: ho, nặng ngực, khò khè, khó thở
  • Ho kéo dài, có thể nặng hơn vào ban đêm
  • Co thắt khí quản khi vận động

Khi đã nhận thấy có những dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để tiến hành thăm khám lâm sàng và thăm dò các chức năng hô hấp, thì mới có thể xác định có bị hen hay không.

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn

Có 2 nguyên nhân chính mà các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ dẫn đến tình trạng hen suyễn đó là:

  • Yếu tố di truyền: gen, tiếp xúc các tác nhân dị ứng hay nhiễm virus trong giai đoạn hệ miễn dịch đang phát triển
  • Môi trường sống: bụi, khói, phấn hoa, lông vật nuôi…

Trong quá trình điều trị hen suyễn, bạn cần tuân thủ liệu trình của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý phòng tránh những yếu tố khởi phát cơn hen.

Một số yếu tố nguy cơ đối với những người bị hen suyễn

  • Stress do chấn thương
  • Vận động gắng sức
  • Nhiễm trùng: siêu vi
  • Béo phì
  • Trẻ không bú sữa mẹ, giấc ngủ trẻ dưới 3 tuổi bị gián đoạn
  • Ô nhiễm môi trường
  • Thuốc aspirin, NSAIDs, paracetamol, chẹn beta => nguy cơ cao
  • Dị nguyên: bụi, nấm mốc, lông động vật…

Điều trị bệnh hen suyễn như thế nào?

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính, nguy hiểm tính mạng nếu không được kiểm soát. Điều trị triệu chứng và tránh các cơn hen kịch phát là 2 mục tiêu điều trị của bác sĩ cho các bệnh nhân hen suyễn.

Việc quan trọng mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn coi đó là yêu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị đó là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, không được tự ý ngừng thuốc hay tiếp tục sử dụng thuốc bác sĩ cho trong đợt điều trị trước. Điều này dễ dẫn đến tình trạng giảm đáp ứng thuốc, gây khó khăn cho việc kiểm soát cơn hen cho bệnh nhân, đe dọa tính mạng.

Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị qua cơn cấp tính hen suyễn, cảm thấy đỡ hơn có hỏi “cần đi tái khám hay không?” Có thể nói, việc tái khám là vô cùng quan trọng để bác sĩ theo dõi tình hình kiểm soát bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc dự phòng cơn hen khác. Thêm vào đó, đối với người bị hen suyễn, nên kiểm tra chức năng hô hấp thường xuyên hơn so với người bình thường.

Điều trị kiểm soát căn bệnh mãn tính hen suyễn

Một số cách phân loại mức độ hen suyễn của bệnh nhân

Dựa vào dấu hiệu thường quy

Hen suyễn

Triệu chứng ban ngày

Triệu chứng ban đêm

Nhẹ

≤ 2 lần/ tuần

≤ 2 lần/ tháng

Dai dẳng nhẹ

>2 lần/ tuần và ≤ 1 lần/ ngày

>2 lần/ tháng

Trung bình dai dẳng

Mối ngày

>1 lần/ tuần

Dai dẳng nặng

Liên tục

Thường xuyên

Dựa vào các thông số FEV1 và PEF: 2 chỉ số này còn giúp bác sĩ theo dõi được hiệu lực của thuốc giãn phế quản và điều chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào mức độ hen suyễn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kiểm soát cơn hen phù hợp.

Trong quá trình điều trị hen suyễn, cần theo dõi một số dấu hiệu tụt K huyết (có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi giảm quá mức) để thông báo bác sĩ kịp thời:

  • Yếu cơ, đau cơ, co rút
  • Chướng bụng, giảm nhu động ruột, buôn nôn, nôn, táo bón
  • Loạn nhịp tim

Lưu ý khi sử dụng bình xịt hen suyễn

Bệnh nhân sử dụng bình xịt theo liều lượng bác sĩ chỉ định, đặc biệt có 2 vấn đề mà các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên người bệnh cần lưu ý

  • Điều chỉnh hơi thở khi xịt thuốc: thở ra tối đa, bắt đầu xịt đồng thời hít vào chậm (khi hít quá nhanh, thuốc ưu tiên chạy vào phế nang lành lặn, không tới đích điều trị).
  • Súc miệng sạch sau khi xịt thuốc để tránh nhiễm nấm Candida hầu họng (thuốc xịt chứa corticoid)

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop