Y học cổ truyền kiểm soát huyết áp như thế nào?

Y học cổ truyền kiểm soát huyết áp như thế nào?Trong Y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên… gây ra những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, biến mạch máu não...

Trong Y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên… gây ra những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, biến mạch máu não...

Y học cổ truyền kiểm soát huyết áp như thế nào?

Y học cổ truyền hướng dẫn kiểm soát huyết áp bằng các loại hoa sẵn có

Tăng huyết áp là chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi trong cộng đồng. Theo YHCT, bệnh xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu: do thất tình như: lo sợ, giận dữ gây tổn thương các tạng tâm, can, thận, tỳ…; do bệnh diễn ra trong thời gian dài khiến thể chất suy yếu, thận âm suy hư hoả bốc lên, thận dương suy chân dương nhiễu loạn ở trên; do đàm thấp ứ trệ gây nên tắc trở thanh khiếu có thể từ việc ăn uống không khoa học, thất thường gây tổn thương tỳ, vị hoặc do thận dương suy không khí hoá được nước làm sinh đàm.

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu như mạch đập, nóng phừng mặt, khó thở, đau ngực, hoa mắt chóng mặt, chảy máu cam, rối loạn thị giác, nói khó …. ảnh hưởng đến học tập, lao động, sinh hoạt, thậm chí nếu không được kiểm soát và điều trị nhanh chóng, đúng cách thì tăng huyết áp dễ gây tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt, tàn phế, nghiêm trọng hơn là gây tử vong.

YHCT áp dụng bài thuốc kiểm soát huyết áp bằng... hoa

Trong y học cổ truyền ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà đến nay con người vẫn chưa thể khám phá hết. Những bài thuốc, dược liệu đều chứa đựng những tác dụng diều kỳ nếu biết sử dụng chúng đúng cách. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng một số loài hoa làm dược liệu, hỗ trợ điều trị các bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh tăng huyết áp.

Các Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn đã tổng hợp các loại hoa có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp mà người bệnh có thể tham khảo:

Tác dụng điều trị tăng huyết áp bằng hoa hòe

Hoa hòe thường thu hoạch từ tháng 7-9. Chọn hái nụ hoa sắp nở vào ngày nắng ráo, phơi khô cất vào lọ để dùng dần.

Chuẩn bị: hoa hòe sao thơm 10g, hạt muồng (thảo quyết minh) sao đen 20g, cúc hoa khô 5g. Tất cả cho vào ấm hãm nước sôi uống trong ngày thay chè có tác dụng trong việc điều trị nhức đầu và đề phòng tai biến do tăng huyết áp

Y học cổ truyền kiểm soát huyết áp như thế nào?

Đào tạo Xoa bóp bấm huyệt tại Sài Gòn uy tín

Hoa đại hỗ trợ phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Thu hoạch nụ hoa đại vào ngày nắng ráo, phơi khô cất trong lọ kín để dùng dần. Khi dùng lấy hoa đại 30g, cúc hoa 10g cho cả vào ấm hãm nước uống trong ngày thay nước chè rất tốt cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp.

Hạ huyết áp nhờ hoa cúc

Trong một số tài liệu tại Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn, hoa cúc được xem là một trong những vị thuốc chữa bệnh hay đối với bệnh cao huyết áp. Theo đó, hoa cúc hái vào tháng 9-11 phơi khô trong râm, cất vào lọ dùng dần. Khi dùng chuẩn bị cúc hoa 20g, thảo quyết minh (sao thơm) 50g, cam thảo dây (băm nhỏ sao thơm) 10g đem tất cả cho vào ấm hãm nước uống trong ngày thay chè. Sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền này sẽ có tác dụng hạ huyết áp, đỡ nhức đầu, sáng mắt.

Tăng huyết áp là căn bệnh dễ tái phát nên khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền hoặc hiện đại để tham khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm. Người bệnh cần kiên trì trong việc dùng thuốc bởi đây việc điều trị không phải một sớm một chiều, bên cạnh đó chỉ cần một sự thay đổi về thời tiết, trạng thái cũng khiến tâm lý người bệnh trở nên nặng thêm.

Lưu ý mà các Y sĩ YHCT đưa ra: khi dùng các bài thuốc trên vẫn cần kiểm soát huyết áp thường xuyên, tiếp tục dùng để duy trì huyết áp dù đã thấy ổn định và đỡ đau đầu chóng mặt. Trường hợp không đỡ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để theo dõi và điều trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop