Tìm hiểu bệnh sa sút trí tuệ từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Tìm hiểu bệnh sa sút trí tuệ từ bác sĩ Trường Dược Sài GònSa sút trí tuệ hay chứng mất trí là tình trạng mà người bệnh đồng thời suy giảm trí nhớ, suy nghĩ cũng như khả năng xã hội. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Sa sút trí tuệ hay chứng mất trí là tình trạng mà người bệnh đồng thời suy giảm trí nhớ, suy nghĩ cũng như khả năng xã hội. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Tìm hiểu bệnh sa sút trí tuệ từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Bệnh sa sút trí tuệ

Hãy theo dõi bài viết sau để được các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giải thích cụ thể về bệnh sa sút trí tuệ!

BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

Sa sút trí tuệ hay còn gọi là chứng mất trí (tên tiếng Anh là Dementia) thực ra không phải là một bệnh cụ thể mà là tập hợp của một nhóm các triệu chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội có tác động đến chất lượng cuộc sống cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, mặc dù sa sút trí tuệ có bao gồm mất trí nhớ, tuy nhiên mất trí nhớ đơn độc lại có thể có nhiều nguyên nhân khác gây ra. Thế nên mất trí nhớ không đồng nghĩa với chứng sa sút trí tuệ. Ví dụ điển hình: bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra sa sút trí tuệ tiến triển ở người lớn tuổi, nhưng ngoài ra vẫn còn những nguyên nhân khác. Bởi vậy, tùy vào nguyên nhân, một số trường hợp có triệu chứng mất trí nhớ có thể được chữa trị khỏi.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ

Yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

  • Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ càng cao, đặc biệt sau 65 tuổi. Mặc dù vậy, sa sút trí tuệ không phải chỉ gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ có thể xảy ra ở cả những người trẻ.
  • Tiến sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử mắc sa sút trí tuệ , bạn sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn. Mặc dù vậy, một số người có tiền sử gia đình có người bị sa sút trí tuệ không có các triệu chứng của sa sút trí tuệ, trong khi một số người không có tiền sử gia đình lại bị. Các xét nghiệm sẽ giúp xác định việc bạn có đột biến gene liên quan đến sa sút trí tuệ hay không.
  • Hội chứng Down: Ở tuổi trung niên, nhiều bệnh nhân mắc hội chứng Down khởi phát bệnh Alzheimer.
  • Sự suy yếu nhận thức nhẹ: Một số người khó khăn trong việc ghi nhớ nhưng chưa ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

  • Dùng rượu nhiều: Nếu uống nhiều rượu, bạn có thể có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn. Nhưng có một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng uống một lượng rượu vừa phải có tác dụng bảo vệ.
  • Yếu tố nguy cơ tim mạch: Các nguy cơ này bao gồm tăng huyết áp (cao huyết áp), cholesterol cao, các mảng chất béo hình thành trên thành mạch máu (xơ vữa mạch máu) và béo phì.
  • Trầm cảm: Mặc dù không được biết tới nhiều, trầm cảm ở giai đoạn trễ của cuộc đời có thể góp phần gây ra sa sút trí tuệ.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bị tiểu đường, bạn có thể có khả năng cao bị sa sút trí tuệ, đặc biệt là khi kiểm soát bệnh không tốt.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có thể tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và các bệnh mạch máu.
  • Ngưng thở khi ngủ: Những người ngáy hay có các đợt nhưng thở khi ngủ thường xuyên có thể bị mất trí nhớ (nhưng có thể phục hồi).

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ

Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, các triệu chứng của sa sút trí tuệ khá đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

Các thay đổi liên quan đến nhận thức:

  • Mất trí nhớ (để biết cách nhận diện triệu chứng này, bạn có thể xem thêm tại đây)
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp hay tìm kiếm từ vựng phù hợp ngữ cảnh
  • Gặp khó khăn khi đưa ra ý kiến hay kế hoạch giải quyết vấn đề
  • Gặp khó khăn để thực hiện các việc phức tạp
  • Gặp khó khăn khi lên kế hoạch và sắp xếp
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp hay thực hiện các động tác vận động
  • Nhầm lẫn và mất phương hướng

Các thay đổi tâm thần kinh:

  • Thay đối tính cách
  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Có hành vi bất bình thường
  • Hoang tưởng
  • Kích động
  • Ảo giác

Tìm hiểu bệnh sa sút trí tuệ từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân viên Y Dược uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ

Sử dụng thuốc

  • Thuốc ức chế cholinesterase: loại thuốc này tác dụng thông qua việc tăng mức độ các tín hiệu hóa học liên quan đến trí nhớ và sự quyết đinh. Mặc dù thường dùng để điều trị Alzheimer, các thuốc này có thể được kê cho những bệnh nhần sa sút trí tuệ khác, bao gồm sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ do bệnh Parkinson và sa sút trí tuệ thể Lewy.
  • Thuốc điều chỉnh hoạt động của glutamate và các chất truyền tin khác cho các chức năng của não như học hỏi và trí nhớ. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn và tiêu chảy..
  • Các thuốc khác: Bác sĩ có thể kể các thuốc để chữa các triệu chứng hay tình trạng khác như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hay kích động. 
  • Các liệu pháp
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Một nhà trị liệu nghề nghiệp có thể chỉ bạn cách giữ an toàn trong nhà và các đối đầu với các hành vi. Mục đích là phòng ngừa các tai nạn như té ngã, kiểm soát hành vi và chuẩn bị cho sự tiến triển của sa sút trí tuệ.
  • Điều chỉnh môi trường: Giảm các tiếng ồn có thể khiến bạn dễ tập trung và làm việc hơn khi bị mắc sa sút trí tuệ. Bạn có thể cất đi các vật có thể đe dọa sự an toàn của bạn như dao và chìa khóa xe. Hệ thống giám sát đề phòng người mắc sa sút trí tuệ đi lang thang.
  • Điều chỉnh công việc: Sắp xếp công việc thành các bước đơn giản và chú ý vào sự thành công hơn là thất bại. Sắp xếp và lặp kế hoạch cũng có thể giảm bớt sự bối rối có người mắc sa sút trí tuệ.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh sa sút trí tuệ cũng như biện pháp điều trị bệnh được các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop