Cao huyết áp là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi là đối tượng dễ bị cao huyết áp. Vậy khi bị bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần có những biện pháp điều trị nào?
Tăng huyết áp ở người cao tuổi
Các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về tăng huyết áp ở người cao tuổi qua bài viết sau đây!
HUYẾT ÁP CAO LÀ BAO NHIÊU?
Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg
- Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên
- Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên
- Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
- Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh diễn biến âm thầm, cho đến khi người bệnh nhập viện mới biết mình bị bệnh. Hầu hết tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, yếu tố thuận lợi của bệnh như: béo phì, mỡ máu cao, đái tháo đường, hoặc có một tỉ lệ nhất định do di truyền.
Tăng huyết áp gây biến chứng nguy hiểm, bởi vì khi bị bệnh tăng huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên và theo thời gian sẽ làm thành của động mạch mất tính đàn hồi, xơ cứng. Áp lực liên tục tăng lên thành động mạch làm cho động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ, cho nên ngoài hiện tượng có thể gây phình động mạch, đáng sợ hơn là mảng xơ vữa bong ra đi theo mạch máu làm tắc mạch rất nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là tắc mạch vành cơ tim gây ra các chứng nhồi máu cơ tim. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
Xơ vữa động mạch làm hư hại mạch máu, nhất là mạch máu của tim dễ hình thành các cục máu đông từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực.
Đồng thời, tăng huyết áp làm tim hoạt động mạnh hơn, từ đó cơ tim dày lên, nhất là tâm thất trái (phì đại tâm thất trái) ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim dễ dẫn đến tim to ra và suy tim.
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu sẽ giúp tăng lượng chất lỏng mà cơ thể đào thải. Điều này đồng nghĩa với việc tăng đào thải natri ra khỏi cơ thể. Thuốc lợi tiểu không chỉ dùng riêng lẻ mà nó còn có thể được sử dụng kết hợp cùng với các loại thuốc khác.
Thuốc chẹn beta: Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nhóm thuốc chẹn beta có công dụng giảm nhịp tim của bạn. Lúc này tim sẽ bơm ít máu đi qua các mao mạch hơn, dẫn đến tình trạng hạ huyết áp.
Thuốc ức chế men chuyển (ACE): ACE là tên viết tắt của enzyme chuyển đổi angiotensin. Thuốc ức chế men chuyển ngăn chặn hormone làm hẹp các mạch máu. Nếu mạch máu của bạn rộng ra, lưu lượng máu sẽ dễ dàng di chuyển. Từ đó, huyết áp cũng sẽ hạ.
Thuốc giãn mạch: Những loại thuốc này làm giãn nở các cơ thành mạch máu để hạ huyết áp.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Thay đổi lối sống hổ trợ điều trị tăng huyết áp
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người cao tuổi. Bạn hãy đến gặp bác sĩ và nhờ tư vấn về cân nặng tối ưu của mình, dựa trên chiều cao, giới tính, thể trạng và tuổi tác. Nếu cân nặng vượt quá lý tưởng, hãy hỏi bác sĩ về việc giảm cân an toàn.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm trái cây và rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo. Mọi người nên sử dụng thực phẩm tươi sống vì nó sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với thực phẩm đã được chế biến sẵn. Không nhũng vậy, chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng giúp cho việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
Tập thể dục hàng ngày: Nếu sức khỏe của bạn không thích hợp cho việc hoạt động thể chất, bạn hãy tăng huyết ápm khảo ý kiến của bác sĩ về những bài tập nhẹ nhàng mà mình có thể thực hiện. Đa số những bệnh nhân lớn tuổi đều có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ ngắn… Việc tập thể dục thể tăng huyết ápo hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Hạn chế hấp thụ muối: Muối là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp, đặc biệt là ở người già. Các chuyên gia sẽ gợi ý cho bạn hai cách để hạn chế muối trong bữa ăn thường ngày là không để lọ muối trong tầm mắt và hạn chế sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẳn vì có rất nhiều muối ở trong đó với vai trò chất bảo quản.
Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp ở người già. Do vậy, bạn nên từ bỏ thói quen xấu này. Bỏ thuốc lá không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể mà còn tác động tích cực đến sức khỏe của gan.
Hạn chế dùng thức uống chứa cồn: Một ly rượu vang đỏ có thể tốt cho sức khỏe, nhưng quá nhiều có thể sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên tăng huyết ápm vấn cùng bác sĩ về lượng cồn cơ thể có thể tiếp nạp cũng như khả năng tương tác của nó với những loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Coi trọng giấc ngủ ngon: Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Điều này không có lợi đối với sức khỏe của người già. Không dùng thức uống chứa cồn hoặc caffeine trước khi đi ngủ và giữ không gian phòng ngủ thoải mái là hai trong số nhiều biện pháp có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này.