Những lưu ý khi bị dị ứng da từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Những lưu ý khi bị dị ứng da từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài GònDị ứng da là tình trạng khá phổ biến thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại một số chất khi chúng tiếp xúc với cơ thể. Vậy khi bị dị ứng da cần phải lưu ý gì?

Dị ứng da là tình trạng khá phổ biến thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại một số chất khi chúng tiếp xúc với cơ thể. Vậy khi bị dị ứng da cần phải lưu ý gì?

Những lưu ý khi bị dị ứng da từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Dị ứng da

Hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng da qua bài viết dưới đây!

DỊ ỨNG DA LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, dị ứng da là tình trạng rối loạn hàng rào bảo vệ da do nhiều nguyên nhân và tác nhân dị ứng khác nhau. Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng lại một số chất (thường là vô hại) khi chúng tiếp xúc với cơ thể. Các chất này có thể là vi khuẩn, virus hoặc các chất tự nhiên có trong môi trường sống.

Thông thường hệ miễn dịch sẽ phản ứng để chống lại các tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, đối với một số người có hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng.

Các tình trạng dị ứng da phổ biến bao gồm:

  • Bệnh chàm
  • Viêm da tiếp xúc, xuất hiện khi cơ thể bị kích thích và dị ứng
  • Viêm da dị ứng cơ địa
  • Phát ban, nổi mề đay
  • Phù mạch, sưng
  • Viêm da dị ứng thời tiết

NGUYÊN NHÂN GÂY DỊ ỨNG DA

Nguyên nhân dị ứng da còn tùy thuộc vào loại dị ứng. Về cơ bản, các tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm:

  • Nhựa cao su, hóa chất, da thú cưng hoặc các tác nhân gây dị ứng khác
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Phấn hoa
  • Mạt bụi
  • Ánh sáng mặt trời
  • Nguồn nước
  • Ô nhiễm môi trường
  • Thực phẩm
  • Côn trùng hoặc nọc độc của côn trùng
  • Thuốc

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ DỊ ỨNG DA

Các dấu hiệu nhận biết dị ứng da phụ thuộc vào chất gây dị ứng. Một người có thể bị dị ứng da mặt, tay, chân hoặc dị ứng da ngứa toàn thân sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng.

Các triệu chứng cơ bản của dị ứng da bao gồm:

  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Da bị sưng húp
  • Xuất hiện các đốm nhỏ trên da
  • Có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc châm chích
  • Môi, lưỡi, họng sưng
  • Đỏ và ngứa mắt
  • Da khô hoặc bị nứt nẻ
  • Rạn da hoặc da bị bong tróc
  • Xuất hiện mủ hoặc mụn nước
  • Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
  • Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng thường có dấu hiệu tăng dần theo thời gian. Nhất là trong trường hợp dị ứng tái phát lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Các triệu chứng da bị dị ứng có thể kết thúc trong vài ngày nhưng tổn thương do gãi ngứa hoặc viêm nhiễm để lại trên da lại ảnh hưởng rất lâu sau đó.

Đặc biệt, dị ứng da nghiêm trọng, không được điều trị sớm và đúng cách có thể biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm da gây đau đớn, tổn thương sâu, sẹo xấu. Các trường hợp bị dị ứng da mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.

Ngoài các biểu hiện ngoài da, dị ứng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng, mắt, mũi. Tình trạng khó thở, thanh quản co thắt, phù nề, khó thở, tắc nghẽn hô hấp có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tác nguyên. Đặc biệt, có trường hợp xảy ra triệu chứng sốc phản vệ dẫn đến trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê. Những biến chứng này rất nguy hiểm, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Với các triệu dị ứng da nhiều người lo lắng bệnh có khả năng lây ngứa hoặc viêm da. Thực tế, các bệnh về da do dị ứng đều không lây nhiễm và không có tác nhân lây nhiễm. Dị ứng da liên quan đến cơ địa và miễn dịch mỗi người nên trong cùng một môi trường chứa tác nhân giống nhau có người dị ứng, có người không.

Những lưu ý khi bị dị ứng da từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Tuyển sinh đào tạo cấp chứng chỉ Sơ cấp Kỹ thuật Chăm sóc Da

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ ỨNG DA

Chữa dị ứng da tại nhà giảm nhẹ ngứa ngoài da

Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM cho biết, để giảm nhẹ các biểu hiện ngứa rát, nổi mẩn, sưng đỏ da, nhiều người áp dụng các mẹo chữa viêm da theo dân gian. Các thảo dược tự nhiên lành tính có thể giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngoài da tạm thời, sát khuẩn và loại bỏ 1 phần tác nhân dị ứng.

Các cách chữa dị ứng da tại nhà thường được áp dụng là:

  • Trị dị ứng da mặt do mỹ phẩm: Dùng mật ong nguyên chất, thoa đều lên da mặt. Sau đó, xông da mặt với nước nóng và rửa lại mặt thật sạch với nước ấm để loại bỏ tác nhân dị ứng, giảm ngứa da.
  • Đắp mặt nạ trị dị ứng da: Sử dụng hỗn hợp gồm 1 thìa mật ong, 1 thìa bột yến mạch thoa đều lên mặt sau khi đã rửa mặt thật sạch bằng nước lạnh. Massage da mặt trong 5 phút và rửa lại bằng nước.
  • Lá trầu không chữa dị ứng da: Đối với dị ứng da ở tay, chân và các bộ phận khác có thể sử dụng nước nấu từ lá trầu không để ngâm rửa, giảm ngứa, loại bỏ bớt dị nguyên ngoài da

Chữa dị ứng da bằng thuốc Tây hiệu quả nhanh

Thuốc kháng Histamine:

  • Thuốc này có thể làm giảm sưng đỏ và ngứa khi da bị phát ban. Thuốc cũng có thể hạn chế các triệu chứng chẳng hạn hạn như chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc khó thở do viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc kháng Histamine có sẵn dưới dạng viên nén, kem thoa da, thuốc nhỏ mắt. Một số loại thuốc được bán mà không cần kê đơn, người bệnh có thể mua chúng ở bất cứ nhà thuốc nào tại địa phương.

Thuốc Corticosteroid:

  • Thuốc có sẵn dưới dạng kem thoa, thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt. Thuốc có thể làm giảm viêm và hạn chế các cơn ngứa ngáy do bệnh dị ứng gây ra.
  • Một số loại thuốc Corticosteroid dạng nhẹ có thể được bán ở các nhà thuốc mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, các loại mạnh hơn thì cần có đơn thuốc của bác sĩ.
  • Tuy nhiên Corticosteroid là một loại thuốc được sử dụng ngắn hạn. Không sử dụng thuốc thoa Corticosteroid quá 7 ngày, trừ khi bạn nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

Kem dưỡng ẩm:

  • Các loại thuốc làm mềm da kê đơn hoặc không kê đơn có thể giữ ẩm cho da và giảm ngứa. Các loại kem dưỡng ẩm cũng tạo nên một màng bảo vệ da khỏi các chất dây dị ứng.

Trên đây là những lưu ý về dị ứng da từ các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop