Tìm hiểu bệnh sỏi đường tiết niệu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Tìm hiểu bệnh sỏi đường tiết niệu từ B.s Trường Dược Sài GònSỏi đường tiết niệu là tình trạng xuất hiện các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu là bệnh lý tương đối phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng xuất hiện các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu là bệnh lý tương đối phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Tìm hiểu bệnh sỏi đường tiết niệu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Sỏi đường tiết niệu

SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hệ thống tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Các cơ này có liên quan mật thiết với nhau về chức năng và giải phẫu học. Sỏi tiết niệu là tình trạng xuất hiện các tinh thể kết tinh ở bất cứ cơ quan nào của hệ thống tiết niệu.

Những viên sỏi tiết niệu thường được hình thành từ muối, Axit Uric, Canxi, Photpho và khoáng chất khác có trong nước tiểu mà không thể bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi bị kẹt lại, các tinh thể này sẽ gây ra các cơn đau dữ dội ở khu vực tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang. Trong một số trường hợp, các có thể chặn dòng nước tiểu gây đau ở thận và bí tiểu.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây sỏi ở đường tiết niệu. Sự hình thành sỏi thương có liên quan đến việc cơ thể không thể thải bỏ các muối khoáng như Canxi, Oxalat, Axit Uric ra khỏi cơ thể thông qua việc đi tiểu.

Về cơ bản, sỏi tiết niệu có hai nguyên nhân chính, bao gồm:

  • Sỏi cơ thể: Thường được hình thành do một số rối loạn trong hệ thống tiết niệu như viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, suy giảm lưu lượng nước tiểu, thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu,…
  • Sỏi cơ quan: Đôi khi người bệnh có dị dạng về đường tiết niệu như dị tật bẩm sinh, di truyền, chấn thương, biến chứng sau khi phẫu thuật tiết niệu. Trong trường hợp này, các muối khoáng có thể được giữ lại hệ thống tiết niệu, kết tinh dần dần và tạo thành sỏi tiết niệu.

Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác có thể liên quan đến tình trạng sỏi tiết niệu bao gồm:

  • Thiếu chất ức chế hình thành thành sỏi như Citrate. Đây là chất ức chế liên kết Canxi, do đó thiếu Citrate làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
  • Thiếu chất lỏng trong cơ thể khiến các tinh thể có nhiều khả năng kết dính lại với nhau và hình thành sỏi.
  • Người thừa cân có nguy cơ sỏi tiết niệu cao hơn những người khác.
  • Bệnh nhân viêm ruột, bệnh gout có thể dẫn đến mất cân bằng các khoáng chất trong nước tiểu và dẫn đến sỏi tiết niệu.
  • Di truyền và mất cân bằng nội tiết tố, mắc dù điều này hiếm khi xảy ra.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi thận và sỏi niệu quản

Một số triệu chứng phổ biến như:

  • Đau vùng thắt lưng và mạn sườn là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp.
  • Đau cấp tính, đau quặn ở bụng sau đó lan đến vùng thắt lưng, lan xuống bẹn, bộ phận sinh dục.
  • Đau mạn tính kéo dài dẫn đến cảm giác nặng nề, khó chịu, tức ở vùng thắt lưng (một hoặc cả hai bên), cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi vận động.
  • Tiểu ra máu, đặc biệt là sau khi vận động, nước tiểu có màu hồng như màu nước ngâm rửa thịt, không có máu vón cục. Trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể tiểu ra hoàn toàn là máu.

Một số triệu chứng hiếm gặp khác có thể bao gồm:

  • Tiểu ra sỏi mắc dù hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở các trường hợp nghiêm trọng.
  • Tiểu ra mủ, nước tiểu có màu đục, thường phổ biến ở bệnh nhân thận ứ mủ.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Sốt cao, đau nhiều vùng ở thận, đôi khi có thể kèm theo ớn lạnh, rét run.
  • Nhức đầu, buồn nôn và nôn
  • Huyết áp tăng cao đột ngột.

Sỏi bàng quang

Triệu chứng cơ năng:

  • Tiểu ngắt quãng, tiểu thành nhiều đợt, đang tiểu thì dòng nước tiểu bị ngừng, tắc nghẽn gây đau. Khi thay đổi tư thế tiểu thì có thể tiểu được.
  • Tiểu rắt, tăng số lần đi tiểu trong ngày, đặc biệt là khi người bệnh vận động. Điều này được giải thích là do khi di chuyển soi lăn trong bàng quang kích thích đường tiểu, gây đi tiểu nhiều lần. Nếu nghỉ ngơi đầy đủ, có thể giảm bớt số lần đi tiểu.
  • Ở trẻ em xuất hiện hiện tượng bàn tay khai, có mùi nước tiểu.

Triệu chứng thực thể:

  • Khi thăm dò trực tràng, lúc bàng quang không có nước tiểu, có thể sờ thấy sỏi.
  • Khi khám bằng dụng cụ có thể chạm sỏi bằng que nong sắt (Bénique).

Sỏi niệu đạo

Các triệu chứng sỏi niệu đạo thường bao gồm:

  • Tiểu khó
  • Tiểu rắt
  • Tiểu buốt khi bắt đầu đi tiểu
  • Bệnh nhân bí tiểu cấp tính hoặc tiểu rỉ nước tiểu
  • Sờ dọc theo niệu đạo có thể sờ thấy sỏi

Tìm hiểu bệnh sỏi đường tiết niệu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU

Điều trị giảm đau bằng thuốc

Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các loại thuốc chống viêm không Steroid hoặc Opiod có thể được dùng để giảm đau cho các trường hợp sỏi tiết niệu. Thuốc giảm đau có thể cắt giảm các cơn đau một cách hiệu quả.

Ngoài ra, trong trường hợp các viên sỏi nhỏ có thể thoát ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu mà không gây ra bất cứ các triệu chứng nào khác. Một số loại thuốc thể hỗ trợ làm thoát các viên sỏi nhỏ như Nephedipine và Temsulosin.

Phương pháp điều trị loại bỏ sỏi tiết niệu

Đối với các loại sỏi tiết niệu lớn, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị ngoại khoa để loại bỏ sỏi. Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:

  • Tán sỏi xung kích: Là phương pháp phá vỡ các viên sỏi bằng máy tạo sóng xung kích. Các mảnh nhỏ của sỏi sau đó sẽ đi qua đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể khi người bệnh đi tiểu.
  • Loại bỏ sỏi bằng Laser thông qua nội soi: Bác sĩ có thể sử dụng một ống dài đưa vào lỗ niệu quản, tìm vị trí của sỏi và loại bỏ các viên sỏi bằng tia Laser.
  • Tán sỏi thông qua da: Là thủ tục được áp dụng cho các viên sỏi lớn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bác sĩ có thể thực hiện một vết một nhỏ ở lưng và tiến hành khoanh vùng phàm vị sỏi để loại bỏ chúng.

Phẫu thuật mổ sỏi tiết niệu

Phẫu thuật thường được chỉ định để loại bỏ những viên sỏi lớn, có nguy cơ gây tắc nghẽn đường đường tiết niệu gây bí tiểu. Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua nội soi và dùng kháng sinh để tránh các vấn đề nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.

Trao đổi với bác sĩ về hiệu quả và các rủi ro khi phẫu thuật điều trị sỏi đường tiết niệu.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop