Tìm hiểu những biểu hiện và sự nguy hiểm khi mắc bệnh Parkinson

Tìm hiểu những biểu hiện và sự nguy hiểm khi mắc bệnh ParkinsonPhần lớn bệnh Parkinson xuất hiện ở người già, nhưng không phải người trẻ không xuất hiện. Do vậy chúng ta cần phải biết đươc những biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh này để có những cách chữa trị kịp thời.

Phần lớn bệnh Parkinson xuất hiện ở người già, nhưng không phải người trẻ không xuất hiện. Do vậy chúng ta cần phải biết đươc những biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh này để có những cách chữa trị kịp thời.

Tìm hiểu những biểu hiện và sự nguy hiểm khi mắc bệnh Parkinson

Các giai đoạn phát triển của bệnh Parkinson

Bệnh parkinson là bệnh gì có lẽ là câu hỏi đầu tiên bật ra trong đầu khi bạn được bác sĩ thông báo mình đã mắc phải căn bệnh này. Được mô tả lần đầu tiên năm 1817 bởi nhà khoa học James Parkinson, cho đến nay tuy việc điều trị bệnh cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Việc điều trị mới chỉ mới dừng lại ở việc giúp làm giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến triển của căn bệnh. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh người già này qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhé!

Người bị bệnh Parkinson thường có những biểu hiện gì?

Parkinson thường khởi phát ở độ tuổi trên 40 tuổi, rất ít khi thấy bệnh parkinson ở người trẻ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phát triển hội chứng parkinson (parkinson thứ phát) có thể gặp ở độ tuổi dưới 40 hoặc có thể trẻ hơn nữa.

Cho đến thời điểm hiện tại các triệu chứng run, chậm chạp hoặc cứng khớp vẫn được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Parkinson. Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamine – 1 chất có vai trò truyền tín hiệu đến phần não kiểm soát vận động và phối hợp gây ra nhiều biểu hiện mất phối hợp và hạn chế trong vận động.

Theo Bác sĩ Phạm Đình Hữu – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có 5 biểu hiện thường gặp nhất mà bạn có thể bắt gặp phải ở người bị mắc bệnh Parkinson bao gồm:

  • Run chân tay thường xuất hiện ở một tay, sau đó lan xuống chân cùng bên rồi chuyển qua bên đối diện. Run trong bệnh parkinson có đặc trưng là run khi nghỉ. Đến giai đoạn cuối người bệnh có thể bị run bất cứ lúc nào.
  • Co cứng và đau nhức cơ làm giảm khả năng cầm, nắm và đi lại ở người bệnh parkinson. Đến giai đoạn nặng, không chỉ bị co cứng cơ đơn thuần mà người bệnh còn gặp phải tình trạng đau nhức khắp các cơ bắp.
  • Hạn chế vận động và mất thăng bằng
  • Mặt ít biểu cảm, khó khăn trong việc phát âm như khuôn mặt khó biểu hiện được các trạng thái cảm xúc như vui buồn, giận dữ, chán nản…, mắt nhìn vô hồn và nháy mắt thường xuyên. Giọng nói bị thay đổi, khàn, đơn điệu với âm sắc nhỏ dần.
  • Hiện tượng “đóng băng” được diễn tả như sau:  Khi bước chân về phía trước, họ có cảm giác đôi chân như bị ghim chặt vào mặt sàn. Thông thường, tình trạng này chỉ là tạm thời và người bệnh có thể đi tiếp bình thường sau khi vượt qua những bước đầu tiên.

Bệnh parkinson thường được phân loại thành 5 giai đoạn theo thang điểm đánh giá được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia trong bệnh viện. Trong đó bệnh parkinson giai đoạn cuối có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như ảo giác, hoang tưởng, rối loạn vận động...

 

Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson?

Cho đến nay, các nhà khoa học đều công nhận rằng thoái hoá tế bào thần kinh là nguyên nhân dẫn tới Parkinson. Có nhiều yếu tố khiến khả năng tế bào thần kinh bị thoái hoá cao hơn như tuổi tác, sử dụng chất kích thích quá nhiều, tiếp xúc với hoá chất độc hại, tác dụng phụ của thuốc, lối sống không lành mạnh, mắc phải các bệnh lý ảnh hưởng tới não bộ như viêm não, động kinh, ...

Mức độ nguy hiểm của bệnh Parkinson như thế nào?

Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết mặc dù không trực tiếp làm ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng bệnh parkinson có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trầm trọng tới thể chất và tinh thần của người bệnh. Ngoài ra, họ còn có nguy cơ cao đối mặt với những rủi ro như sau:

  • Vận động khó khăn: Thường đến ở giai đoạn muộn, người bệnh phải nhờ đến sự giúp đỡ hoàn toàn của người thân khi không thể tự mình mặc quần áo hoặc tự mình làm các công việc khác.
  • Nuốt khó khăn: Ở giai đoạn cuối người bệnh thường tử vong vì thiếu các chất dinh dưỡng, sụt cân. Nguyên nhân cũng là do tình trạng khó nuốt này.
  • Tình trạng trầm cảm: Có thể gặp ở hơn 50% tỷ lệ người bệnh parkinson. Trầm cảm vừa là biến chứng, nhưng cũng vừa là nguyên nhân khiến bệnh parkinson trở nên trầm trọng hơn.
  • Dễ bị táo bón: Bệnh parkinson về lâu về dài làm tổn thương hệ thần kinh tự chủ, khiến nhu động của ruột giảm, gây ra tình trạng táo bón.
  • Rối loạn cảm giác như khó phân định mùi hương và màu sắc. Họ cũng có thể gặp phải tình trạng tê, ngứa và đau ở các bộ phận khác của cơ thể.

Tìm hiểu những biểu hiện và sự nguy hiểm khi mắc bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có làm giảm tuổi thọ không?

Không có một thống kê cụ thể nào cho thấy người bệnh parkinson có thể sống được bao lâu. Nhưng các chuyên gia cho biết, việc điều trị bệnh cần kiên trì lâu dài để giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thường tử vong do các biến chứng của bệnh parkinson gây ra. Chẳng hạn như khó nuốt dẫn tới cơ thể suy dinh dưỡng, mất cân bằng dẫn tới té ngã... Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop