Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ emViêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn khá non yếu và chưa phát triển hoàn chỉnh.

Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn khá non yếu và chưa phát triển hoàn chỉnh.

Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Hãy theo bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em!

VIÊM TAI GIỮA CẤP Ở TRẺ EM

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm tai giữa cấp thường xảy ra ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa phát triển hoàn chỉnh. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tai giữa.

Các triệu chứng do viêm tai giữa cấp thường xảy ra đột ngột, có mức độ nặng nề và kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên trong giai đoạn cấp tính, bệnh có thể dễ dàng được điều trị bằng các phương pháp nội khoa.

Trong trường hợp không can thiệp điều trị, hiện tượng nhiễm trùng có thể chuyển sang giai đoạn bán cấp và mãn tính, gây ra nhiều bất lợi và khó khăn trong quá trình chữa trị về sau.

Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng nhiễm trùng tai giữa cấp ở trẻ thường khởi phát do ống Eustachian bị sưng viêm và tắc nghẽn. Hiện tượng này có thể khiến chất lỏng trong tai giữa bị ứ đọng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em, bao gồm:

  • Thói quen nằm khi bú bình
  • Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài
  • Viêm xoang do nhiễm trùng
  • Trẻ bị cảm cúm và cảm lạnh
  • Dị ứng
  • Viêm VA hoặc phì đại VA

Ngoài ra bệnh viêm tai giữa cấp còn có xu hướng khởi phát ở những đối tượng sau:

  • Trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi
  • Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm và khí hậu lạnh
  • Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Có cấu trúc ống tai bất thường

Triệu chứng thường gặp

Tình trạng viêm ở ống tai giữa có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau tai
  • Trẻ có dấu hiệu sốt và quấy khóc
  • Chán ăn và bỏ bú
  • Có thể sưng hạch ở cổ
  • Tai chảy mủ và dịch
  • Trẻ mệt mỏi, ít vận động và dễ cáu gắt
  • Mất ngủ
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đi kèm với tình trạng đau họng, chảy nước mũi,…

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ thường xảy ra đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Tuy nhiên mức độ của các triệu chứng còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và hệ miễn dịch của từng trẻ.

Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP Ở TRẺ EM

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc được chỉ định đối với trường hợp viêm tai giữa cấp tính bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng. Sử dụng song song hai nhóm thuốc này có thể giảm cơn đau, hạ sốt, cải thiện tình trạng mệt mỏi,… và ức chế hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa.

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, các loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị nhiễm trùng tai giữa cấp ở trẻ, bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt và giảm đau nhẹ (Paracetamol): Loại thuốc này có tác dụng giảm thân nhiệt và cải thiện các triệu chứng như đau đầu, đau cổ, đau họng, đau tai,…
  • Thuốc chống viêm (Ibuprofen): Loại thuốc này có tác dụng hạ sốt yếu nên hiếm khi được sử dụng với mục đích này. Tuy nhiên thuốc chống viêm có tác dụng giảm các cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol.
  • Thuốc kháng sinh (Azithromycin, Amoxicillin, Augementin,…): Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm trùng tai giữa. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, nên cho trẻ uống theo tần suất và thời gian được bác sĩ quy định để tránh tình trạng tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Thuốc nhỏ tai chứa hydrocortisone: Trong trường hợp trẻ có hiện chảy mủ hoặc dịch ở tai, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai chứa hydrocortisone để cải thiện tình trạng phù nề và viêm ở ống tai giữa.
  • Vệ sinh tai với nước muối sinh lý: Trong thời gian điều trị, bạn nên phối hợp với thói quen vệ sinh tai cho trẻ. Thói quen này không chỉ hỗ trợ loại bỏ mủ, dịch ứ đọng bên trong mà còn làm giảm hiện tượng sưng nóng ở niêm mạc tai giữa.

Phần lớn các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp đều có đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể kháng lại thuốc kháng sinh.

Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế thuốc nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Triệu chứng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày dùng kháng sinh.
  • Có dấu hiệu dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.

Phẫu thuật trị viêm tai cấp tính

Trong trường hợp viêm tai cấp tái phát nhiều lần và không có khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật.

  • Đặt ống thông khí màng nhĩ: Trong trường hợp bất thường ở cấu trúc ống Eustachian khiến nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đặt ống thông khí nhằm dẫn lưu chất dịch từ tai giữa ra ngoài.
  • Nạo VA: Trong trường hợp viêm tai giữa cấp là hệ quả do phì đại hoặc viêm VA mãn tính, nạo VA có thể được thực hiện nhằm dự phòng tình trạng tái phát.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop