Một số biện pháp cần làm khi gặp trẻ mắc bệnh bạch biến

Một số biện pháp cần làm khi gặp trẻ mắc bệnh bạch biếnBạch biến là một bệnh rối loạn sắc tố khiến cho da bị mất màu. Nhiều phụ huynh có thể dễ nhầm lẫn bệnh bạch biến với bệnh lang ben dẫn tới sự lơ là chủ quan trong điều trị bệnh cho trẻ

Bạch biến là một bệnh rối loạn sắc tố khiến cho da bị mất màu. Nhiều phụ huynh có thể dễ nhầm lẫn bệnh bạch biến với bệnh lang ben dẫn tới sự lơ là chủ quan trong điều trị bệnh cho trẻ

Một số biện pháp cần làm khi gặp trẻ mắc bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến ở trẻ

Để hiểu hơn về bệnh bạch biến ở trẻ em, các bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

NHỮNG THÔNG TIN VỀ BỆNH BẠCH BIẾN Ở TRẺ EM

Bạch biến ở trẻ em là một bệnh rối loạn sắc tố khiến cho da bị mất màu hay nói dễ hiểu hơn là tế bào sắc tố trong da bị hư nên da bị mất sắc tố melamin và chuyển sang màu trắng. Bạch biến có thể khởi phát là những đốm nhỏ trên da sau đó lan thành từng mảng da lớn hoặc lan ra khắp cơ thể.

Triệu chứng bệnh bạch biến tiến triển rất khó đoán và không biết khởi phát lúc nào. Có khoảng 15-30% trường hợp bệnh bạch biến có thể tự khỏi, những trường hợp còn lại nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến thành mạn tính hoặc lan rộng, nghiêm trọng hơn hoặc biến chứng thành những bệnh khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nguyên nhân gây bệnh bạch biến ở trẻ em có thể do:

  • Di truyền: Những trẻ có cha hoặc mẹ bị bạch biến thì nguy cơ mắc bệnh lí này cao hơn nhiều so với các trẻ khác. Theo thống kê thì có khoảng 30% người bệnh có người trong gia đình mắc bệnh này.
  • Cách chăm sóc: Khi trẻ không được chăm sóc chu đáo hoặc không đúng cách như: vệ sinh hàng ngày không sạch sẽ, mặc quần áo quá kín… sẽ dễ bị bạch biến.
  • Khí hậu: Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do khí hậu thường xuyên thay đổi đột ngột sẽ khiến vi khuẩn, virus có khả năng xâm nhập và khiến bệnh bạch biến ở trẻ dễ xuất hiện.

Triệu chứng thường gặp

Đặc trưng của bệnh bạch biến ở trẻ nhỏ là sự có mặt của các đốm hoặc các mảng da bị mất sắc tố tạo thành vết loang màu trắng phân biệt với vùng da bình thường. Vùng mép tổn thương có màu đậm hơn và nổi lên cân đối ở hai bên cơ thể.

Trên vùng tổn thương này cũng xuất hiện các chấm màu nâu, tóc hay lông ở vùng này chuyển sang màu trắng. Tùy mức độ tổn thương mà đốm bạch biến ở từng trẻ có thể ít hoặc nhiều, khu trú chủ yếu ở nách, mặt, cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay…

SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH BẠCH BIẾN Ở TRẺ EM

Theo Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh bạch biến ở trẻ em không gây ra cảm giác ngứa ngáy hay đau đớn khó chịu nào và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe hay có biến chứng nguy hiểm nào khác.

Tuy nhiên, cùng với quá trình lớn lên của mình, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng tâm lí do bệnh tác động tiêu cực về tính thẩm mỹ. Đặc biệt, khi bạch biến ở mặt, cổ, bàn tay… thì trẻ rất dễ tự ti, mặc cảm với người xung quanh về ngoại hình của mình.

Bạch biến có thể lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên cơ thể nhưng cũng có thể chỉ tồn tại ở một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, may mắn là bạch biến ở trẻ sơ sinh không lây từ người này sang người khác.

Một số biện pháp cần làm khi gặp trẻ mắc bệnh bạch biến

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ EM MẮC BỆNH BẠCH BIẾN?

Chế độ thăm khám

Có nhiều trẻ mắc bạch biến bẩm sinh nhưng cũng có những trẻ bị bệnh này trong quá trình lớn lên của mình. Khi nhận thấy các dấu hiệu bạch biến như đã nói đến ở trên, nếu cha mẹ không thể nhận diện chính xác được các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Thông qua đó, bác sĩ cũng sẽ giúp trẻ tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Hiện nay, để chữa bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh, các phương pháp điều trị phổ biến là: dùng thuốc bôi, thuốc điều hòa miễn dịch, quang hóa trị liệu, quang trị liệu hoặc phẫu thuật. Đặc biệt, PTC hai hướng chẩn trị được xem là phương pháp khắc chế bạch biến tiên tiến đem lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn cho da, các bậc cha mẹ có thể đến đây để tham khảo cụ thể về thành công mà nó mang lại.

Chế độ ăn uống cho trẻ

Bên cạnh việc thăm khám và thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sự tiến triển của bệnh. Cha mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi nó góp phần quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em. Vì thế, hãy lưu ý bệnh bạch biến kiêng ăn gì:

  • Kiêng cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều gluten như bột lúa mì, yến mạch bởi nó có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không uống đồ uống có ga
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại B1, B6, B12 có trong rau xanh, đậu xanh, cá hồi, gạo… rất tốt cho việc cải thiện bệnh.
  • Tăng cường ăn hoa quả tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây…
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt lợn, tôm…

Trên đây là một số thông tin về bệnh bạch biến ở trẻ em được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop