Tìm hiểu về thuốc Fluorouracil từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Tìm hiểu về thuốc Fluorouracil từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài GònFluorouracil là một thuốc có hiệu quả làm thuyên giảm các bệnh carcinom đại tràng, trực tràng, vú và dạ dày. Vậy đối tượng nào được sử dụng thuốc và liều lượng cách dùng của thuốc ra sao?

Fluorouracil là một thuốc có hiệu quả làm thuyên giảm các bệnh carcinom đại tràng, trực tràng, vú và dạ dày. Vậy đối tượng nào được sử dụng thuốc và liều lượng cách dùng của thuốc ra sao?

Tìm hiểu về thuốc Fluorouracil từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Thuốc Fluorouracil

Chúng ta hãy cùng các Dược sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết sau đây!

THÔNG TIN VỀ THUỐC FLUOROURACIL

Tên quốc tế: Fluorouracil.

Loại thuốc: Thuốc chống ung thư, loại chống chuyển hóa.

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm: 250 mg/10 ml; lọ tiêm: 500 mg/10 ml; lọ tiêm lượng lớn nhiều liều: 2,5 g/100 ml; nang: 250 mg; kem dùng ngoài: 1%, 5%; dung dịch dùng ngoài: 1%, 2%, 5%.

Tác dụng: Chống chuyển hóa pyrimidin có fluor.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THUỐC FLUOROURACIL

Đối tượng chỉ định

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc Fluorouracil có hiệu quả làm thuyên giảm các bệnh carcinom đại tràng, trực tràng, vú và dạ dày. Thuốc có hiệu quả kém hơn trong điều trị carcinom buồng trứng, cổ tử cung, bàng quang, gan và tụy.

Dùng ngoài da: Ðiều trị tổn thương da nông ác tính và tiền ác tính; dày sừng tuổi già; dày sừng quang hóa; u sừng gai; bệnh Bowen; carcinom nông tế bào đáy. Carcinom tế bào đáy và tế bào vảy xuyên sâu thường không đáp ứng với liệu pháp fluorouracil. Thuốc chỉ được dùng tạm thời khi không có phương pháp điều trị nào khác.

Đối tượng chống chỉ định

Người bệnh suy dinh dưỡng; suy tủy; nhiễm khuẩn nặng; người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc.

Đối tượng thận trọng

Fluorouracil là thuốc có độc tính cao, chỉ số điều trị rất thấp. Thuốc có độc tính cao với máu, gây chảy máu đường tiêu hóa, thậm chí tử vong. Thuốc chỉ được dùng dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc có kinh nghiệm sử dụng hóa trị liệu chữa ung thư và các chất chống chuyển hóa.

Nếu xảy ra nôn không khắc phục được, phải ngừng thuốc ngay. Hàng ngày phải hỏi người bệnh và khám miệng để phát hiện sớm viêm miệng.

Do leucovorin calci làm tăng độc tính của thuốc, nên khi phối hợp leucovorin với fluorouracil cần hết sức thận trọng với người cao tuổi và người bệnh suy nhược vì những đối tượng này rất nhạy cảm với độc tính của fluorouracil.

Người bệnh suy dinh dưỡng, suy tủy xương do các đợt điều trị trước hoặc bị thâm nhiễm các tế bào ác tính, càng có thể dễ ngộ độc nặng với fluorouracil.

Thuốc bôi ngoài phải rất cẩn thận ở vùng gần mắt, mũi, mồm. Có thể gây ngộ độc toàn thân khi bôi ở vùng loét rộng.

Dưới ánh sáng tử ngoại, vùng da điều trị sẽ tăng phản ứng viêm, vì vậy cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG THUỐC FLUOROURACIL

Theo dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, có nhiều cách dùng fluorouracil trong điều trị carcinom. Sau đây là những ví dụ có tính hướng dẫn từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh:

Ðiều trị khởi đầu

Có thể truyền hoặc tiêm tĩnh mạch, nhưng truyền được ưa dùng hơn vì ít độc hơn.

Truyền tĩnh mạch

15 mg/kg/ngày, không quá 1 g cho 1 lần truyền. Thuốc được hòa trong 500 ml dextrose 5% hoặc 500 ml natri clorid 0,9%, truyền tốc độ 40 giọt/phút trong 4 giờ hoặc truyền trong 30 - 60 phút hoặc truyền liên tục trong 24 giờ. Liều hàng ngày này được truyền liên tiếp cho đến khi độc tính xuất hiện hoặc cho đến khi được 12 - 15 g. Ðây là 1 đợt điều trị. Một số người bệnh dùng tới 30 g với liều tối đa 1 g/ngày. Liều hàng ngày không bao giờ được quá 1 g. Giữa 2 đợt điều trị nên nghỉ 4 - 6 tuần.

Tiêm tĩnh mạch

12 mg/kg/ngày, liền 3 ngày. Nếu không xuất hiện ngộ độc thuốc có thể dùng 6 mg/kg/ngày vào ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 9. Nếu xuất hiện nhiễm độc thì ngừng cho đến khi các dấu hiệu ngộ độc rút mới dùng liều tiếp theo.

Liều duy trì: 5 - 15 mg/kg, 1 tuần 1 lần tiêm tĩnh mạch.

Gần đây, người ta thường dùng liều 15 mg/kg tiêm tĩnh mạch, mỗi tuần một lần trong suốt cả đợt điều trị, như vậy không cần dùng liều khởi đầu nữa.

Truyền vào động mạch vùng

Việc truyền thuốc liên tục vào động mạch nuôi dưỡng khối u cho kết quả tốt hơn khi dùng đường toàn thân qua truyền tĩnh mạch, đồng thời giảm được độc tính. Liều thường dùng 5 - 7,5 mg/kg/ngày.

Phối hợp với tia xạ

Sự phối hợp này có hiệu quả tốt trong một vài loại tổn thương di căn ở phổi và có tác dụng giảm đau cho những trường hợp tái phát không thể mổ được. Dùng theo liều thông thường.

Ðường uống

Có thể dùng nang hoặc dung dịch uống. Không dùng đường uống khi dùng fluorouracil lần đầu tiên như thuốc duy nhất để điều trị tạm thời carcinom.

Dùng đường uống có thể có lợi trong: Ðiều trị tạm thời cùng phối hợp với các thuốc khác; điều trị duy trì dài ngày tuần 1 lần; điều trị phòng ngừa sau phẫu thuật, tuần 1 lần; có chỉ định dùng fluorouracil, nhưng không thể tiêm được.

Liều duy trì là 15 mg/kg, mỗi tuần 1 lần. Trong điều trị tạm thời, để đạt tác dụng điều trị nhanh hơn, dùng liều 15 mg/kg/ngày, trong 6 ngày liền. Sau đó dùng liều duy trì 15 mg/kg/lần/tuần. Liều mỗi ngày không quá 1 g. Nên uống thuốc sau bữa ăn, với nước.

Dùng ngoài

Ở nồng độ tương đương, dạng dung dịch có hiệu lực hơn dạng kem.

Bệnh dày sừng quang hóa (multiple actinic keratoses):

Ở vùng cổ và đầu, dùng loại dung dịch hoặc kem 1 - 2%, ngày 2 lần. Tổn thương ở các vùng khác, dùng loại 5%.

Tìm hiểu về thuốc Fluorouracil từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

TÁC DỤNG PHỤ VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI DÙNG THUỐC FLUOROURACIL

Tác dụng phu thường gặp

Viêm miệng, viêm họng thực quản (dẫn tới tróc vẩy và loét), ỉa chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn. Giảm bạch cầu sau mỗi đợt điều trị.

Số lượng bạch cầu giảm thấp nhất sau ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của đợt điều trị đầu tiên, đôi khi dài tới ngày 20. Vào ngày thứ 30, bạch cầu trở lại bình thường.

Rụng tóc và viêm da có thể gặp ở nhiều trường hợp. Viêm da hay gặp nhất là rát sần ngứa ở các chi, ở thân người ít gặp hơn, và thường hồi phục khi điều trị triệu chứng. Ban đỏ quanh vùng da tổn thương khi dùng ngoài.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Giảm các huyết cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim, đau thắt ngực.
  • Loét và chảy máu dạ dày ruột.
  • Choáng phản vệ và dị ứng toàn thân.
  • Hội chứng tiểu não cấp (có thể vẫn tồn tại sau khi đã ngừng thuốc), rung giật nhãn cầu, đau đầu.
  • Khô da, nứt nẻ, nhạy cảm ánh sáng được biểu hiện bằng ban đỏ hoặc tăng nhiễm sắc tố da, nhiễm sắc tố tĩnh mạch; loạn cảm ban đỏ ở gan bàn tay và gan bàn chân, đau nhói chân và tay ban đỏ, phồng rộp.
  • Hẹp ống lệ, thay đổi thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Mất phương hướng, lú lẫn, sảng khoái.
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối, chảy máu cam, thay đổi móng (kể cả mất móng tay chân).

Trên đây là những thông tin về thuốc Fluorouracil được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop