Trong y học cổ truyền có đa dạng các vị thuốc hay mang nhiều công dụng khác nhau, trong đó ngũ vị tử được xem là vị thuốc quý trị bách bệnh được nhiều Y sĩ khuyên dùng.
Ngũ vị tử có rất nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền
Ngũ vị tử còn có các tên gọi khác như huyền cập, ngũ mai tử. Đây là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Bên cạnh đó còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử. Theo y học cổ truyền, ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Sử dụng ngũ vị tử đúng cách sẽ có tác dụng an thần, bổ thận, liễm phế, ra mồ hôi, tiêu khát, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Ngũ vị tử được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, khát nước, mất nước, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ, hồi hộp đánh trống ngực tim đập mạnh loạn nhịp,... Liều dùng: 4-8g.
Hướng dẫn sử dụng ngũ vị tử làm thuốc
Căn cứ theo từng chứng bệnh mà các Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn bài thuốc cụ thể như sau:
Chữa thận dương hư, hoạt tinh: tang phiêu tiêu 12g, long cốt 12g, phụ tử 12g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm): bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, nhân sâm 63g, mẫu lệ 63g, ma hoàng căn 63g, ngũ vị tử 63g, bạch truật 63g, đại táo 30 quả. Đại táo đem nấu nhừ, nghiền nát loại bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với đại táo làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên.
Điều trị viêm gan mạn tính: Ngũ vị tử sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần. Đợt dùng 30 ngày, uống với nước sôi hoặc nước cơm, thêm chút muối đường.
Điều trị chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước: đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tuyển sinh đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền chất lượng năm 2018
YHCT hướng dẫn món ăn bài thuốc có ngũ vị tử
Bên cạnh các bài thuốc quen thuộc trong YHCT thì những món ăn bài thuốc cũng không kém phần hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh. Người bệnh có thể áp dụng các món ăn sau được các chuyên gia tin tưởng và được không ít giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn – Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ trên các trang mạng cộng đồng.
Món ăn bài thuốc: Tim lợn hầm ngũ vị tử: Tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Đây là món ăn rất thích hợp đối với những người bệnh mắc chứng mất ngủ, hồi hộp loạn nhịp tim, thở gấp, kích ứng, vã mồ hôi, khát nước.
Món ăn bài thuốc: Rượu nhân sâm ngũ vị tử: Ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g, rượu 500ml, nhân sâm 10-20g. Ngâm 7 ngày. Lưu ý uống trước khi đi ngủ 15-20ml. Món ăn bài thuốc này được dùng cho các trường hợp đánh trống ngực, hồi hộp, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Món ăn bài thuốc: Ngũ vị tử hồ đào tán: Ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, sau đó đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm, rất thích hợp cho nam giới di mộng tinh.
Ngũ vị tử là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền và được ca tụng với nhiều công dụng khác nhau như đã nói ở trên. Tuy nhiên chúng cũng có những kiêng kỵ mà người bệnh cần chú ý: Ngũ vị tử không được dùng đối với những người bệnh bên ngoài có biểu tà, trong có thực nhiệt; người viêm khí phế quản mới phát gây ho, sốt.