Viêm họng là bệnh thường gặp với biểu hiện sưng, đau rát cổ họng. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, tùy theo triệu chứng mà có cách điều trị viêm họng phù hợp.
Viêm họng xảy ra ở hầu hết các độ tuổi
Bệnh viêm họng dưới góc nhìn y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Nguyên nhân được cho là do ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào. Viêm họng còn do cách ăn uống không điều độ; ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống rượu hay ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khiến tỳ vị bị tổn thương, nhiệt tụ lại ở tỳ vị, đưa lên họng gây nên bệnh. Bên cạnh đó, việc tình chí bị tổn thương; tình khí không thông, chí không điều hòa, can khí bị uất kết, khí trệ, đờm ngưng lại ở họng gây nên bệnh.
Theo lý giải của Y sĩ y học cổ truyển TPHCM, họng là phần trên của phế, là nơi phế khí xuất ra. Trong khi đó, phế có khả năng chống lại với tà khí, nếu phế khí mất chức năng kháng cự thì tà khí sẽ xâm nhập vào phế, rồi xông lên họng gây nên bệnh. Cùng với đó, tạng phủ không điều hòa do suy yếu lao nhọc quá sức, nhiệt làm tổn thương phần âm, phế thận vốn đã bị suy yếu làm cho âm tinh hao tổn, họng không được nhu dưỡng, tân dịch không đủ, hư hỏa bốc nung nấu họng cũng là nguyên do gây bệnh.
Khi bị chứng viêm họng, người bệnh lúc đầu có thể thấy ngứa họng, họng sưng đau, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo biểu hiện cụ thể mà các bác sĩ, y sĩ sẽ cần có cách điều trị thích hợp.
Điều trị chứng viêm họng theo hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền
Như đã nói ở trên, tùy theo chứng bệnh cụ thể mà có cách điều trị phù hợp. Theo đó, người bệnh có thể dựa vào hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để có thể điều trị hiệu quả.
Viêm họng chứng thực
Đây là khi cơ thể đang ở trạng thái bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà quá mạnh như không khí bị ô nhiễm, cảm lạnh,... mà gây ra viêm họng. Lúc này người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài 1: Chuẩn bị 50g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh, sau đó hoà với 300ml nước sôi để ấm. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.
Bài 2: Hoa kinh giới 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Đem sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Bài 3: Quả sơn tra 30g, lá chè 6g, đường phèn 30g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống lúc đói bụng. Dùng khoảng từ 3 - 5 ngày.
Bài 4: Cây thanh hao 25g, hương nhu 5g, ké đầu ngựa 10g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2 - 3 lần uống trước bữa ăn. Dùng trong khoảng từ 3 - 5 ngày là một liệu trình.
Bài 5: Vỏ quả lê 10g, vỏ cây mía (mía lau càng tốt) 15g. Hai thứ rửa sạch, sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, dùng uống thay nước chè trong ngày. Dùng liên tục 5 ngày.
Bài 6: Thân rễ cây rẻ quạt ngâm nước vo gạo 1 - 2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3 - 6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Viêm họng chứng hư
Nguyên nhân xuất phát do thể trạng yếu, sức đề kháng giảm sút, nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ. Lúc này người bệnh có thể áp dụng bài thuốc được phổ cập trong các tài liệu Trung cấp Y học cổ truyền, được các Y sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tin tưởng áp dụng cho người bệnh.
Bài 1: Rẻ quạt 3 - 6g, mạch môn 10g, húng chanh 8g, cam thảo đất 6g. Tất cả sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2 - 3 lần uống trước bữa ăn. Dùng trong 5 ngày.
Bài 2: Khế chua 500g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hoà với ít muối ngậm nuốt dần. Hoặc ăn 1 - 2 quả khế, chấm với ít muối.
Bài 3: Củ sắn dây khô 20g, rau má 20g, mạch môn 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 650ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Viêm họng là chứng bệnh rất dễ gặp khi thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi. Những bài thuốc trên có tác dụng trong điều trị viêm họng, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc để sử dụng mà cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế y học cổ truyền hoặc những bác sĩ, y sĩ, lương y có uy tín để được bốc thuốc, gia giảm phù hợp với thể bệnh và thể trạng.