Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn trị viêm tai giữa

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn trị viêm tai giữaChữa viêm tai giữa bằng Đông Y gồm việc sử dụng bài thuốc uống, thuốc dùng ngoài và châm cứu. Để áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp, cần xác định thể bệnh và giai đoạn nhiễm trùng.

Chữa viêm tai giữa bằng Đông Y gồm việc sử dụng bài thuốc uống, thuốc dùng ngoài và châm cứu. Để áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp, cần xác định thể bệnh và giai đoạn nhiễm trùng.

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn trị viêm tai giữa

viêm tai giữa

CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG ĐÔNG Y

Viêm tai giữa là bệnh lý hình thành do ống tai giữa bị tổn thương, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 – 12 tuổi. Tây y nhận định bệnh phát sinh do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc do biến chứng của các bệnh về tai mũi họng như viêm hạnh nhân, viêm xoang và viêm amidan.

Trong khi đó, thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho rằng viêm tai giữa là hệ quả do nhiệt và phong độc ứ trệ khiến huyết ứ ở tai, sinh ra tình trạng sưng viêm và đau nhức.

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh chủ yếu gây đau và làm phát sinh một số triệu chứng cấp tính. Tuy nhiên nếu không điều trị, tình trạng này có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và khó điều trị hơn trước. Tương tự như Tây y, Đông y áp dụng các bài thuốc riêng biệt cho từng giai đoạn bệnh nhằm cải thiện triệu chứng và giảm mức độ nhiễm trùng.

Tính hiệu quả của các bài thuốc Đông y phụ thuộc chủ yếu vào khả năng dung nạp của từng người. Vì vậy hiệu quả thường không có tính đồng nhất. Để tăng tác dụng điều trị, bạn có thể thực hiện châm cứu vào các huyệt vị quan trọng nhằm đả thông kinh mạch, trừ phong nhiệt và giải khí huyết ứ trệ ở tai.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG ĐÔNG Y

Điều trị viêm tai giữa thể cấp tính

Viêm tai giữa thể cấp tính thường do nhiệt độc và phong nhiệt xâm phạm vào can đởm, gây sưng đau tai, sốt và mệt mỏi. Thể bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là sau khi bị cảm cúm, sởi hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.

Triệu chứng nhận biết: Người sốt cao, lạnh run, ớn lạnh, khát nước, mệt mỏi, ù tai, đau đầu, tai có dấu hiệu chảy mủ/ dịch,…

  • Bài thuốc 1: Sử dụng long đởm thảo 12g, kim ngân hoa 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g và chi tử 12g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Nếu tình trạng nhiễm trùng tai có đi kèm với triệu chứng chảy mủ hoặc xuất huyết, nên gia thêm đan bì 12g và sinh địa 16g.

  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ý dĩ 12g, chi tử 12g, trạch tả 12g, ngưu bàng 12g, thương truật 6g, long đởm thảo 12g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g, sài hồ 12g, xa tiền 12g, bạc hà 6g, đan bì 12g, kim ngân hoa 20g, xương bồ 6g, hoàng cầm 12g, quy đầu 8g, mộc thông 12 và sinh địa 16g. Đem sắc uống mỗi ngày, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng long đởm thảo 12g, sinh địa 12g, hoàng cầm 12g, trạch tả 12g, đương quy 8g, xa tiền tử 12g, mộc thông 12g và cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Với bài thuốc này, có thể gia thêm liên kiều 12g và kim ngân hoa 16g nếu thân nhiệt cao, cơ thể đỏ (thường là mặt), tai có mủ kèm theo máu.

Bên cạnh đó, cần châm cứu vào các huyệt vị sau:

  • Huyệt Ế phong: Huyệt nằm phía sau dái tai, ở vị trí lõm giữa gai xương chùm và góc hàm dưới. Khi châm cứu huyệt này, cần châm thẳng 0.5 – 1 thốn. Huyệt Ế phong chủ trị chứng viêm tai, tai loãng, ù và điếc.
  • Huyệt Thính cung: Huyệt nằm phía trước tai, xác định huyệt bằng há miệng, vị trí lõm chính là huyệt Thính hội. Khi châm nên há miệng, dùng kim châm thẳng từ 0.5 – 1 thốn. Huyệt vị này chủ trị chứng viêm tai giữa, điếc và ù tai.
  • Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ngay giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Khi cong nhẹ ngón tay, chỗ lõm là huyệt Hợp cốc. Châm thẳng vào huyệt 0.5 – 1 thốn. Không châm huyệt này cho phụ nữ mang thai.
  • Huyệt Phong trì: Huyệt nằm ở hai bên đáy sọ, ngay chỗ lõm giữa bờ ngoài cơ thang và cơ trong của ức đòn chũm. Châm thẳng vào huyệt 0.5 – 1 thốn để trị ù tai và viêm tai.

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn trị viêm tai giữa

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

Điều trị viêm tai giữa thể mãn tính

Viêm tai giữa thể mãn tính hình thành là do không điều trị viêm tai giữa cấp tính kịp thời. Ở giai đoạn này, bệnh được chia thành 3 thể, bao gồm: can kinh thấp nhiệt, tỳ hư và thận hư hoặc âm hư hỏa viêm.

Thể can kinh thấp nhiệt: Thể bệnh này là giai đoạn đầu của viêm tai giữa mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức tai kèm theo mủ và mùi hôi do vi khuẩn tiết ra.

  • Bài thuốc: Chuẩn bị long đởm thảo 2 – 8g, mộc thông 4 – 8g, chi tử 8 – 16g, trạch tả 8 – 16g, sinh địa 12 – 20g, hoàng cầm 8 – 16g, xa tiền 12 – 20g, cam thảo 4 – 8g, quy đầu 8 – 16g và sài hồ 4 – 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể thận hư hay âm hư hỏa viêm: Ở thể bệnh này, tai không chỉ tiết mủ thường xuyên mà còn đi kèm theo các triệu chứng khác như lãng tai, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít, giảm khả năng nghe, lưng đau, gối mỏi,…

  • Bài thuốc 1: Dùng sơn thù 8g, hoàng bá 8g, thục địa 12g, phục linh 8g, hoài sơn 16g, đan bì 8g, tri mẫu 8g và trạch tả 8g. Đem các vị tán thành bột và làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng 6g, ngày dùng 3 lần. Bài thuốc này nên được sử dụng trong thời gian dài.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị quy bản 16g, hoàng bá 12g, thục địa 16g, tri mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp với châm cứu các huyệt vị sau: huyệt hợp cốc; huyệt phong trì; huyệt ế phong; huyệt thính hội; huyệt thận du

Thể Tỳ hư: Thể Tỳ hư phổ biến ở trẻ nhỏ bị viêm tai giữa mãn tính. Dấu hiệu nhận biết: Mủ chảy kéo dài, trẻ kém phát triển, ăn uống kém, phân lỏng, người mệt mỏi và thiếu năng động.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng biển đậu 8g, hoàng liên 8g, cốc nha 8g, trạch tả 12g, thuyền thoái 4g, bạch thược 8g, sơn dược 12g và phục linh 8g. Đem sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Bạch truật 8g, cam thảo 4g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, bạch biển đậu 16g, sơn dược 16g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, sơn dược 16g, hoàng liên 8g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, hoàng bá 8g và cát cánh 8g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 6 – 7g, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc 3: Hoàng kỳ 12g, phục linh 12g, trần bì 6g, đẳng sâm 12g, cam thảo 4g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, hoàng liên 8g, đương quy 8g, hoàng bá 8g và thăng ma 8g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 7g, ngày uống 3 lần. 
  • Bài thuốc dùng ngoài: Với bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn mãn tính, bạn cần kết hợp với bài thuốc dùng ngoài để tăng tác dụng điều trị.
  • Bài thuốc 1: Dùng băng phiến 0.6g, hoàng liên 16g và bằng sa (hàn the) 1.2g. Đem các vị tán thành bột, trước khi rắc bột vào tai cần vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý. Ngày thực hiện 1 lần.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng xác rắn đốt tán nhỏ 4g, phèn phi 16g và băng phiến 0.6g. Đem các vị tán thành bột mịn. Vệ sinh tai và rắc thuốc 1 lần/ ngày.

Bài viết trên đây được các bác sĩ, thầy thuốc Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop