Hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ dùng để chỉ những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Khi tuổi càng lớn thì khả năng mắc hội chứng chuyển hóa càng cao.
Hội chứng chuyển hóa
Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc thông tin về hội chứng chuyển hóa!
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuật ngữ hội chứng chuyển hóa mô tả một nhóm các yếu tố nguy cơ làm tăng cơ hội tiến triển các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường (glucose trong máu cao). Nguyên nhân chính xác của hội chứng chuyển hóa chưa rõ ràng nhưng các yếu tố về gen, lượng mỡ dư thừa trong cơ thể (đặc biệt là ở vùng hông - loại mỡ nguy hiểm nhất) và ít tập thể dục cũng góp phần vào sự tiến triển tình trạng này.
Cũng giống như rất nhiều căn bệnh khác, cả yếu tố gen và môi trường đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành hội chứng chuyển hóa.
Các yếu tố về gen ảnh hưởng đến từng thành phần riêng của hội chứng. Tiền sử gia đình có bao gồm đái tháo đường tuýp 2, bệnh tăng huyết áp, và bệnh tim sớm làm tăng cao khả năng người đó sẽ hình thành hội chứng chuyển hóa.
Các vấn đề môi trường như là ít vận động, lối sống ngồi nhiều, và sự tăng cân cũng đóng góp đáng kể vào nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.
Hội chứng chuyển hóa gặp vào khoảng 5% người có cân nặng bình thường, 22% những người thừa cân và 60% ở những người được cho là béo phì. Những người trưởng thành tiếp tục tăng 5 pound hoặc nhiều hơn mỗi năm thì tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa đến 45%.
Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa:
- Tăng cân, đặc biệt là vị trí quanh eo
- Có ba mẹ hoặc anh/chị/em bị đái tháo đường tuýp 2
- Lượng mỡ hoặc glucose trong máu cao
- Tăng huyết áp
- Phụ nữ sau mãn kinh
Hầu hết mọi người có hội chứng chuyển hóa cảm thấy khỏe mạnh và có thể không có bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào, đặc biệt nếu không béo phì. Tuy nhiên, họ lại đang có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm chết người như đái tháo đường và bệnh tim trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Bạn được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa nếu bạn có 3 hoặc nhiều hơn 3 yếu tố nguy cơ.
- Lượng mỡ cơ thể lớn: đo vùng hông nhiều hơn 40 inch (102cm) ở nam; nhiều hơn 35 inch (88cm) ở nữ
- HDL (cholesterol “tốt”) thấp: ít hơn 40 mg/dl ở nam; ít hơn 50 mg/dl ở nữ
- Triglycerides cao (mức độ mỡ trong máu): 150 mg/dl hoặc cao hơn
- Tăng huyết áp: 135/85 mmHg hoặc cao hơn, hoặc có sử dụng thuốc diều trị huyết áp
- Glucose trong máu cao: đo glucose lúc đói 100mg/dl hoặc cao hơn
Có từ ba yếu tố nguy cơ trở lên là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang kháng với insulin, một hormone quan trọng được tụy sản xuất. Sự đề kháng với insulin có nghĩa là cần nhiều insulin hơn bình thường để làm cho cơ thể tiếp tục hoạt động.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Tăng cường vận động và giảm cân là những cách tốt nhất để bắt đầu kiểm soát tình trạng của bạn. Tập luyện thể dục thường xuyên, ví dụ 30 phút mỗi ngày, thực hiện 5 ngày một tuần là mức phù hợp để bắt đầu, khi không có chống chỉ định y tế nào. Nếu bạn có mối lo ngại đặc biệt nào về vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ trước. Tác động của thể dục rất tốt cho huyết áp, mức cholesterol, và sự nhạy cảm với insulin, bất kể bạn có giảm cân được hay không.
Theo bác sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi so sánh với chế độ ăn ít chất béo, người có chế độ ăn Địa Trung Hải giảm cân nhiều hơn, và cũng có cải thiện tốt hơn về huyết áp, mức cholesterol và các chỉ số khác của bệnh tim. Tất cả các chỉ số đó rất quan trọng trong đánh giá và điều trị hội chứng chuyển hóa. Các kế hoạch dinh dưỡng khác có thể được khuyến nghị cho người có hội chứng chuyển hóa bao gồm chế độ ăn DASH và chế độ ăn theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ.
Nếu bạn nghĩ bạn có các yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm máu và đo vòng eo của bạn để xem liệu bạn có mắc hội chứng chuyển hóa hay không, và tìm phương phương điều trị tốt nhất cho bạn. Việc tìm ra liệu bạn có mắc hội chứng chuyển hóa hay không có thể cho bạn một cái nhìn vào sức khỏe tương lai của bạn và thấy rằng liệu bạn có đang trên đường đi đến các căn bệnh về tim hay không. Nó cũng sẽ cho bạn thời gian để thay đổi lối sống trước khi các biến chứng nghiệm trọng tiến triển.