Bí kíp quản lý tài chính dành cho tân sinh viên

Bí kíp quản lý tài chính dành cho tân sinh viênLà một tân sinh viên đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiệm vụ cân đối thu - chi mỗi tháng. Vậy làm thế nào để có thể tiết kiệm và chi tiêu thật hiệu quả? Đọc ngay những mẹo quản lý tài chính sau này nếu không muốn bị “cháy túi”.

Là một tân sinh viên đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiệm vụ cân đối thu - chi mỗi tháng. Vậy làm thế nào để có thể tiết kiệm và chi tiêu thật hiệu quả? Đọc ngay những mẹo quản lý tài chính sau này nếu không muốn bị “cháy túi”.

Bí kíp quản lý tài chính dành cho tân sinh viên

Tân sinh viên cần học cách quản lý tài chính

Tân sinh viên bước vào Đại học là bước vào vùng đất tự do mới toanh, nơi không còn sự quản lý nghiêm ngặt của bố mẹ. Các bạn có thể làm những gì mình thích, tự kiểm soát thời gian cá nhân, ăn những món mình thích và ngủ bất cứ khi nào mình muốn. Thời gian đầu, đó hẳn là “thiên đường” với cuộc sống trong mơ đối với các tân sinh viên, sống thoải mái hết mức và không hề bị kiểm soát bởi bất cứ khuôn phép nào.

Nhưng khi những rắc rối tài chính xuất hiện, thì cơn ác mộng thực sự mới bắt đầu. Một tân sinh viên phải học cách quản lý quỹ tài chính cá nhân, để có thể “sống sót” sau những “cơn bão nhu cầu” ào ào ập đến. Khi bạn bắt đầu tiêu nhiều hơn số tiền mà mỗi tháng bạn được chu cấp, thì lúc đó cuộc sống tự do không còn là thiên đường nữa, nó là địa ngục thực sự, và bạn chỉ ước được trở về nhà và lao ngay vào vòng tay bố mẹ để họ ngăn bạn khỏi thói chi tiêu không kiểm soát của mình.

Vậy phải làm sao để chi tiêu hợp lý, để không biến “thiên đường” thành “địa ngục” hãy cùng xem những bí kíp quản lý tài chính dành cho tân sinh viên dưới đây.

Thứ nhất: Ghi lại những khoản thu được mỗi tháng của bạn

Hãy có một quyển sổ tay nhỏ, hoặc đơn giản hơn là tận dụng sự tiện lợi của công nghệ, lập những bảng tính bằng Google Docs hoặc Excel và ghi lại cụ thể ở cột đầu tiên những khoản mà bạn “kiếm chác” được mỗi tháng. Đó có thể là tiền trợ cấp từ gia đình, tiền kiếm được từ công việc làm thêm, tiền học bổng… Việc có một công việc bán thời gian không phải là bắt buộc, nhưng nó cần thiết, nó không chỉ giúp bạn có một “quỹ đen” để chi tiêu dư dả mà còn giúp bạn có một khoản tiết kiệm nho nhỏ dùng cho những việc cần kíp mà bạn chẳng bao giờ ngờ tới sau khi bạn ra trường.

Bí kíp quản lý tài chính dành cho tân sinh viên

Thứ hai: Thiết lập “quản lý chi tiêu” và ghi lại những khoản “không thể không chi” mà bạn bỏ ra mỗi tháng

Bạn có bao giờ thắc mắc, vì sao mình vừa nhận được rất nhiều tiền mà giờ xem lại lại chẳng còn bao nhiêu? Thường thì người ta chi nhanh hơn thu nhiều, vì vậy hãy ghi lại. Cột thứ hai của bảng này là nơi để bạn ghi ra những khoản cố định như: điện, nước, ga, tiền nhà, tiền xăng xe đi lại, tiền ăn trung bình mỗi tháng,… Với những khoản chi xê dịch như tiền đi ăn, đi nhậu, sống ảo, hãy đặt ra một hạn mức nhất định cho nó.

Thứ ba: Trừ những con số ở cột 1 cho cột 2

Bất kể con số như thế nào, hãy khoanh tròn nó và dán lên tủ lạnh hoặc kẹp vào ví, sổ tùy thân của bạn. Đây là khoản tiền mục tiêu mà bạn phải tiết kiệm được mỗi tháng, và là số tiền tối thiểu mà bạn giữ lại được.

Thứ tư: Nếu con số bạn ghi lại là số âm, hãy lên kế hoạch giảm tối thiểu chi phí

Không ai thích một con số âm ở đây. Điều đó đại diện cho việc bạn đã tiêu xài phung phí, có lẽ đó là lí do mà cuối tháng bạn phải lê lết với một khoản nợ. Hãy ngồi xem kĩ lại những thứ bạn đã chi tiêu và xem xem có cắt giảm được nó hết mức có thể không. Đừng giữ cái suy nghĩ ngây thơ và lạc quan rằng mình “luôn luôn” có thể vay nợ, hoặc tháng sau nhất định sẽ kiếm được nhiều hơn tháng trước. Sự thật thì điều đó là bất khả thi. Vì vậy, hãy tiết kiệm ngay từ đầu.

Thứ năm: Nếu là một con số dương, hãy lập một kế hoạch chi tiêu tiết kiệm thật hiệu quả

Nếu con số bạn giữ được mỗi tháng là số dương thì chúc mừng, bạn là người chi tiêu rất hiệu quả. Nhưng không có nghĩa là bạn có thể thở phào mãi. Hãy gắng để duy trì và phát huy nó nhiều hơn. Cố gắng tiết kiệm ít nhất 10% số tiền mà bạn kiếm được. Có một mục tiêu cụ thể sẽ khiến bạn hăng hái hơn trong việc lập kế hoạch chi tiêu của mình. Ban đầu, có thể những khoản tiền bạn tiết kiệm được chỉ nhỏ thôi, nhưng rồi một ngày bạn sẽ ngạc nhiên về cái khoản tiền mà bạn chăm chỉ tiết kiệm được, và biết đâu nó sẽ là khoản “cứu cánh” khi bạn gặp khó khăn sau này.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop