Các biểu hiện lâm sàng và phác đồ điều trị bệnh giang mai

Các biểu hiện lâm sàng và phác đồ điều trị bệnh giang maiGiang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tùy theo biểu hiện của bệnh mà các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tùy theo biểu hiện của bệnh mà các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau

Các biểu hiện lâm sàng và phác đồ điều trị bệnh giang mai

Biểu hiện của bệnh giang mai

Nguyên nhân

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn, nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum  hay còn gọi là xoắn khuẩn nhạt, lây bệnh chủ yếu cho người.

Đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp:

  • Quan hệ tình dục (95% các trường hợp)
  • Các vết trợt ở da – niêm mạc
  • Mẹ sang con (nhau thai), truyền máu

Đặc điểm của bệnh là không tạo tính miễn dịch cho cơ thể (tái nhiễm có thể xảy ra)

Phân loại

Theo cổ điển

  • GM1: biểu hiện tại chỗ của nhiễm vi khuẩn
  • GM2: biểu hiện lan tỏa nhiều cơ quan
  • GM3: biểu hiện lan tỏa nhiều cơ quan, có tính phá hủy tổ chức
  • GM kín: không có biểu hiện lâm sang nhưng huyết thanh GM dương tính

+ GM kín sớm: dưới 1 năm (có bằng chứng mắc bệnh trong vòng 12 tháng gần đây)

+ GM kín muộn: trên 1 năm ( không có bằng chứng mắc bệnh trong vòng 12 tháng gần đây) hoặc không biết thời gian

  • GM bẩm sinh:do mẹ mắc rồi truyền cho thai nhi

+ GM bẩm sinh sớm: xuất hiện trong 2 năm đầu sau sinh

+ GM bẩm sinh muộn: xuất hiện trên 2 năm sau sinh

Phân loại mới

  • GM sớm gồm: GM1, GM2, GM kín sớm
  • GM muộn gồm: GM kín muộn, GM3

Các biểu hiện lâm sàng và phác đồ điều trị bệnh giang mai

Biểu hiện lâm sàng

Giang mai 1:

  • Theo giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm y học Sài Gòn chia sẻ, có 2 biểu hiện chính: săng và hạch

+ Săng giang mai (hạ cam cứng): vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không đau, không viêm, bờ rõ và đều, đáy sạch, sờ cứng, lành không để lại sẹo

+ Hạch (hạch vệ tinh/ vệ chúa): không đau, không viêm, khu trú 1 hay 2 bên, di động và trong đó thường cơ 1 hạch lớn

  • Vị trí của săng: hay gặp ở bộ phận sinh dục

+ Nam giới hay gặp ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu…

+ Nữ giới hay gặp ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ…

+ Các vị trí khác: hậu môn-trực tràng, miệng, lưỡi, họng…

Giang mai 2:

  • Da

+ Sừng có thể tồn tại

+ Đào ban giang mai: thương tổn dạng dát màu hoa đào, không ngứa. Vị trí: khu trú ở thân, cổ, gốc chi. Tổn thương giảm tự nhiên trong 1 tháng không để lại di chứng. Đôi khi để lại dát mất sắc tố ở đáy nên có tên là “vòng vệ nữ”.

+ Sẩn giang mai: thương tổn dạng sẩn có màu hồng hay đỏ, không ngứa, có viền vảy ở ngoại biên.

+ Vị trí: có thể lan tỏa toàn thân nhưng đôi khi khu trú ở long bàn tay, bàn chân, mặt và cơ quan sinh dục.

  • Niêm mạc:

+ Màng niêm mạc: các vết trợt không đau, rất lây, có giới hạn rõ, tròn hay bầu dục, màu hồng hay gặp ở niêm mạc miệng

+ Sẩn trợt: hay gặp ở cơ quan sinh dục

  • Tóc: rụng từng mảng nhỏ, thoáng qua hay gặp ở rìa tóc trán – thái dương và vùng sau tai
  • Biểu hiện toàn thân: không hằng định, có thể gặp các triệu chứng:

+  Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau họng, sụt cân, mệt mỏi, đau đầu…

+ Sưng hạch toàn thân không đau

+ Hiếm gặp: gan lách lớn, giang mai thần kinh sớm, viêm thận cầu thận.

Giang mai 3:

  • Da-niêm mạc:

+ Tổn thương đặc trưng dạng cục hay mảng đỏ, không đau rồi sau đó mềm dần và loét. Thương tổn tiến triển mạn tính, lành để lại sẹo

+ Vị trí: da: mặt, da đầu, mông, đùi, mặt ngoài cẳng chân. Niêm mạc: miệng, môi, đường hô hấp trên.

  • Các cơ quan:

+ Tim mạch: phình động mạch chủ, tổn thương mạch vành

+ Thần kinh: tổn thương màng não, tổn thương mạch máu màng não…

Giang mai bẩm sinh:

  • Giang mai bẩm sinh sớm:

+ Da: bọng nước, mụn nước ở long bàn tay chân, bong vảy mỏng, đôi khi sẩn vảy

+ Niêm mạc: chảy mũi nước, ngạt mũi

+ Xương: viêm xương sụn, viêm màng xương

+ Gan lách lớn, tuần hoàn bang hệ, nhiêu hạch.

+ Thiếu máu, giảm tiểu cầu…

  • Giang mai bẩm sinh muộn:

+ Tim mạch: tổn thương mạch vành, phình động mạch chủ.

+ Mắt: viêm giác mạc kẽ, viêm mống mắt

+ Điếc do tổn thương thần kinh thính giác

+ Xương: viêm xương màng xương, xương mũi biến dạng…

+ Gan lách lớn, răng Hutchinson…

Tuyển sinh đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm y học Sài Gòn

Tuyển sinh đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm y học Sài Gòn

 

Điều trị bệnh giang mai

Nguyên tắc điều trị 

  • Điều tri sớm, đủ liều
  • Điều trị cho cả bạn tình
  • Theo dõi định kì các xét nghiệm  huyết thanh giang mai và HIV
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn

Phác đồ

Phân loại

Thuốc

Nếu dị ứng penicillin

 

GM sớm

Benzathine penicillin G

2,4 triệu đv, tiêm bắp liều duy nhất ( 1,2 triệu đv/mỗi mông)

-Doxycycline 100mg 2 viên/ngày chia 2×14 ngày, hoặc:

-Tetracycline 200mg 4 viên/ngày chia 4×14 ngày

-Ceftriaxone 1g tiêm bắp hay tĩnh mạch×10-14 ngày

 

 

GM muộn

Benzathine penicillin G

7,2 triệu đv, tiêm bắp 2,4 triệu đv/tuần ( 1,2 triệu đv/mỗi mông)×3 tuần liên tiếp

-Doxycycline 100mg 2 viên/ngày chia 2×28 ngày, hoặc:

-Tetracycline 500mg 4 viên/ngày chia 4×28 ngày

 

 

 

GM bẩm

sinh sớm

-Dịch não tủy bình thường: Benzathine penicillin G

50.000đv/kg, tiêm bắp liều duy nhất

-Dịch não tủy bất thường:

+Benzyl penicillin G 50.000đv/kg, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 2 lần/ngày × 10 ngày hoặc:

+Procain penicillin G 50.000đv/kg tiêm bắp trong 10 ngày

 

 

GM bẩm

sinh muộn

Benzyl penicillin G 20.000-30.000 đv/kg, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 2 lần/ngày × 14 ngày

 

      

Phòng bệnh

  • Tuyên truyền, giáo dục y tế cộng đồng về bệnh và cách tình dục an toàn: chung thủy vợ chồng, tình dục không xâm nhập hoawcjdungf bao cao su đúng cách
  • Khi có triệu chứng nghi ngờ phải đi khám

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop