Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh chàm

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh chàmChàm là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát. Vậy các biểu hiện và cách điều trị bệnh chàm như thế nào?

Chàm là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát. Vậy các biểu hiện và cách điều trị bệnh chàm như thế nào?

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh chàm

Bệnh chàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bệnh nhân

Bệnh chàm là gì?

  • Viêm da mạn tính, gây ngứa
  • Ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống (ngứa, giấc ngủ và sự tập trung, thẩm mỹ, tâm lý...)
  • Thường tái đi tái lại
  • Chiếm 17-18% dân số tại các nước đã phát triển (30% trước tuổi đến trường; 15-30% trẻ tuổi đến trường; 13% người lớn). Tỉ lệ ngày càng tăng dần ở những nước đang phát triển

Sinh bệnh học

  • Yếu tố cơ địa:

+ Giả thuyết về vệ sinh (nhũ nhi: khi có nhiễm trùng)

+ Cơ chế gen

+ Rối loạn chức năng da

  • Yếu tố kích thích: thực phẩm, mạt bụi nhà, vi trùng, kháng nguyên
  • Yếu tố miễn dịch: đơn bào, tế bào ái toan, tế bào sừng (keratinocyte), tế bào lympho T, cytokines và chemokines gây viêm

Vị trí của bệnh chàm

  • Thường gặp: da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân, bìu, âm hộ.
  • Niêm mạc không bao giờ bị chàm
  • Bán niêm mạc như môi, qui đầu có thể bị

Sang thương cơ bản

Theo chia sẻ của các bác sĩ đang giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, bệnh tiến triển qua 6 giai đoạn: hồng ban – mụn nước – chảy nước, đóng mày – lên da non – tróc vẩy – lichen hóa, hằn cổ trâu

Các giai đoạn bệnh

  • Giai đoạn cấp tính: đỏ da, mụn nước, chảy nước
  • Giai đoạn bán cấp: đóng vảy da, lên da non, khô hơn
  • Giai đoạn mãn tính: lichen hóa, hằn cổ trâu

Giai đoạn đỏ da: da xuất hiện nhiều vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa.

Giai đoạn mụn nước (giai đoạn chảy nước): mụn nước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thương, mụn nước eczema có các dặc tính sau:

  • Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm
  • Nông, tự vỡ
  • San sát bên nhau kín khắp bề mặt thương tổn
  • Đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác

Giai đoạn lên da non: giai đoạn này đám tổn thương giảm viêm, giảm xung huyết, giảm chảy dịch, các vết chợt khô, đóng vảy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng như vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm màu hơn.

Giai đoạn lichen hóa, hằn cổ trâu: eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hóa. Ngứa tồn tại dai dẳng.

Dạng lâm sàng

  • Chàm nội sinh:

+ Chàm thể tạng

+ Viêm da tiết bã

+ Chàm tiết bã, đồng tiền

+ Lichen simplex chronic

+ Tổ đỉa

  • Chàm ngoại sinh:

+ Viêm da tiếp xúc do kích ứng (irritant contact dermatitis)

+ Viêm da tiếp xúc do dị ứng (allergie)

+ Viêm da tiếp xúc do ánh sáng (photo)

+ Mề đay tiếp xúc (contact urticaria)

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh chàm

Điều trị

Để điều trị một cách có hiệu quả nhất, các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên người bệnh nên thực hiện một số những quy tắc sau đây:

  • Chăm sóc da để tăng chức năng của hàng rào bảo vệ, không dùng quá nhiều các chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng
  • Khống chế yếu tố bộc phát bệnh: tránh các kích thích, sạch bụi, lông súc vật, thức ăn nghi gây bênh.
  • Giảm ngứa: tránh gãi, dùng kháng histamin
  • Chống nhiễm trùng, bội nhiễm: vệ sinh
  • Giữ ẩm da

+ Thoa corticosteroids yếu – trung bình

+ Uống kháng histamin

+ Đánh giá sự tuân thủ của bệnh nhân

+ Thoa corticosteroids trung bình – mạnh

+ Kháng sinh bôi

+ Thoa thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin

Chỉ định:

  • Viêm da cơ địa và các bệnh viêm da khác
  • Tại chỗ người lớn: 0.03%, 0.1%; trẻ em: 0.03%

ADR:

  • Bỏng rát và ngứa: thường gặp nhất ( tỉ lệ thấp hơn ở trẻ em so với ở người lớn, giảm và hết sau vài ngày bôi liên tục)
  • Ít gặp: hồng ban, hội chứng giống cúm, nhức đầu, nhiễm trùng da

Kháng sinh

  • Lựa chọn kháng sinh bôi như Fusidic acid, Mupirocin, Macrolide (Erythromycin, Clindamycin), thuốc màu...
  • Kháng sinh toàn thân: Macrolide (Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin), Dicloxacillin (khi S.aureus kháng macrolide), Cephalosporin I-II,...
  • Cơ sở dùng kháng sinh: S.aureus tiết ra toxins gọi là siêu kháng nguyên. Siêu kháng nguyên kích thích viêm da thông qua kích hoạt tế bào T mạnh hơn rất nhiều so với kháng nguyên thông thường (20% với 0.001%)

Thuốc khác

  • Corticosteroids uống
  • Ức chế miễn dịch: Cyclosporin, Azathioprine, Methotrexate
  • Interferon
  • Quang trị liệu

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop