Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn Mẹ biết về suy dinh dưỡng trẻ em

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn Mẹ biết về suy dinh dưỡng trẻ emSuy dinh dưỡng là tình trạng thiếu protein và các chất dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng toàn diện của trẻ.Vậy làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu protein và các chất dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng toàn diện của trẻ.Vậy làm gì để phòng ngừa căn bệnh này?

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn Mẹ biết về suy dinh dưỡng trẻ em

Những điều mà các bà mẹ cần biết khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em?

  • Trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ lúc đầu đời: trẻ sinh non, hệ tiêu hóa kém, cơ thể hấp thu dinh dưỡng không tốt nên dễ bị nhẹ cân.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng: trẻ khó chịu, biếng ăn phải sử dụng kháng sinh làm cho trẻ rối loạn tiêu hóa dẫn đến thể trạng càng gầy yếu, thức ăn không hấp thụ được hết.
  • Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng: chủ yếu là do mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Ca sữa cho trẻ quá sớm, cho bú ngoài thay vì cho bú mẹ, cho bé ăn dặm không đúng cách hoặc cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ sinh đôi, sinh ba, dị tật bẩm sinh ( hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh..).

Tác hại từ suy dinh dưỡng là gì?

Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn chỉ ra một số tác hại từ suy dưỡng bao gồm:

  • Chậm phát triển thể chất: trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm phát triển về cân nặng và chiều cao, cơ thể gầy còm, yếu ớt.
  • Chậm phát triển về tâm thần: suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi, trẻ thiếu cac chất cần thiết cho sự phát triển của não và trí tuệ như chất béo, đường, sắt, Iốt, DHA, taurine… Trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hội kém, giảm học hỏi, tiếp thu.
  • Trẻ dễ bị nhiễm trùng, dễ mắc bệnh do sức đề kháng yếu. Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém nhu cầu năng lượng tăng vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
  • Một số trường hợp, suy dinh dưỡng có thể khiến trẻ tử vong nếu kéo dài quá lâu.

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn Mẹ biết về suy dinh dưỡng trẻ em

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn Đào tạo văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Vậy làm gì để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng?

  • Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: phụ nữ có thai uống viên sắt hằng ngày. Trẻ em 6 – 36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần 1 năm.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
  • Thường xuyên cân và đo chiều cao cho trẻ, theo dõi biểu đồ tăng trưởng.

Suy dinh dưỡng có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Do đó, để kịp thời phát hiện trẻ cần được cân, đo hàng tháng và theo dõi biểu đồ tăng trưởng.

  • Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai và cho con bú.

Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ trước và trong suốt thời kỳ mang thai rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ lúc mới sinh và những tháng đầu tiên sau sinh vì vậy khi mang thai bà mẹ cần:

Khám thai định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh như sốt rét, các bệnh nhiễm trùng, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của bào thai.

  • Thực hiện tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
  • Cải thiện bữa ăn gia đình và bữa ăn của bà mẹ có thai, cho con bú. Ăn uống đủ cả lượng và chất trong thời kỳ mang thai.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho bú kéo dài đến 18 – 24 tháng, ít nhất là 12 tháng. Cho bú theo nhu cầu của trẻ
  • Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như bột, đường, đạm, béo, không kiêng khem và duy trì sữa mẹ trong thời gian tới khi trẻ 2 tuổi.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên chọn lựa thực phẩm tươi, tránh chất bảo quản, hạn chế thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn, nấu nướng thức ăn chín kỹ, thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Ngừa và điều trị bệnh: điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,.. Không lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, chăm sóc dinh dưỡng tích cực cho trẻ trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
  • Cuối cùng một vấn đề cũng cần được quan tâm là xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop