Trứng cá thông thường là bệnh da liễu hay gặp ở cả nam và nữ, khoảng 85% người trẻ tuổi bị bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý bệnh nhân.
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng
Nguyên nhân?
- Sừng hóa nang lông bất thường sinh nhân mụn
- Androgens kích thích gây tăng tiết bã
- Tăng sinh vi khuẩn Propionibacterium acnes thường trú ở nang lông
- Viêm do hiện tượng hóa ứng động và phóng thích các chất trung gian tiền viêm
Yếu tố thúc đẩy?
- Dầu khoáng sinh nhân mụn
- Thuốc: lithium, hydantoin, isoniazid, glucocorticoids, thuốc tránh thai uống, iodides, bromides, androgens (testosterone), danazol.
- Yếu tố khác: stress tâm lý, áp lực hay tắc nghẽn trên da như tì mặt trên tay. Không liên quan thức ăn.
Biểu hiện lâm sàng?
Cơ năng:
- Ngứa nhẹ, đôi khi không có
- Đau thường gặp trong tổn thương dạng cục hay nang
Các loại tổn thương
- Thương tổn không viêm: nhân đầu trắng và nhân đầu đen
- Thương tổn viêm: sẩn, mụn mủ, nốt nang. Các thương tổn viêm sau khi lành có thể để lại sẹo hay dát thâm. Trong thể bệnh nặng, các thương tổn viêm thông với nhau tạo nên các đường dò.
Vị trí: thường gặp ở mặt, ngực, lưng, đầu trên cánh tay.
Phân loại mụn trứng cá?
Có 4 cấp độ mụn trứng cá theo sự phân loại của các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn bao gồm
- Độ 1: nhân mụn
- Độ 2: sẩn, mụn mủ, sẹo nhỏ chủ yếu ở mặt
- Độ 3: u, cục, nang, sẹo mức độ vừa, ở mặt, vai, lưng, ngực
- Độ 4: nang lớn ở mặt, ngực, lưng, cổ. Nhiều sẹo lớn sâu
Các thể trứng cá khác?
- Trứng cá nghề nghiệp: do tiếp xúc với các chất như hắc ín, bụi than… trong nhiều năm như công nhân, thợ máy… biểu hiện lâm sàng là nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ.
- Trứng cá do thuốc: do corticoid tại chỗ hay toàn thân, thuốc chống lao, thuốc chống động kinh… Các dạng tổn thương: sẩn đỏ đơn dạng, mụn mủ, ít gặp nhân trứng cá. Sau khi ngừng sử dụng thuốc thì bệnh sẽ dần thuyên giảm.
- Trứng cá mạch lươn: một dạng trứng cá nặng, chủ yếu ở nam. Lâm sàng: nhiều loại tổn thương phối hợp: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, áp xe và sẹo. Các tổn thương viêm căng, lan rộng kèm mủ nông sâu tạo thành đường dò. Tiến triển dai dẳng.
- Trứng cá cơ học: phát ban dạng trứng cá có thể xuất hiện sau những chấn thương vật lý lặp lại đối với da. Tắc nghẽn tuyến bã và viêm nhiễm hình thành thương tổn.
- Trứng cá sẹo lồi: một dạng của viêm nang lông mạn tính mà bệnh cảnh là các sẩn, mụn mủ trên nền nang lông, dẫn đến các tổn thương sẹo lồi.
- Trứng cá trước tuổi thiếu niên: gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tổn thương là các sẩn viêm, đôi khi gặp mụn mủ. Vị trí hay gặp là ở mặt.
- Trứng cá ở người trưởng thành: trứng cá ở người trên 25 tuổi. Thương tổn viêm (sẩn, mụn mủ, nốt) chiếm ưu thế. Đây là dạng trứng cá dai dẳng và kém đáp ứng điều trị.
Điều trị mụn trứng cá?
Mục đích điều trị:
- Loại bỏ nút sừng nang lông
- Giảm tiết bã
- Diệt khuẩn
Thuốc điều trị trứng cá thông thường:
- Tại chỗ: benzoyl peroxide, kháng sinh, retinoids, acid salicylic, acid azelaic.
- Toàn thân: retinoid, thuốc tránh thai uống, spironolactone, minocycline, erythromycin, tetracycline, doxycycline, ciprofloxacin, clindamycin, azithromycin, trimethoprim/ sulfamethoxazol.
Trường hợp mụn nhẹ thì các giảng viên Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên chỉ cần các thuốc chống viêm nhiễm bôi ngoài.
- Benzoyl peroxide: làm tróc vảy da, giảm hình thành nhân mụn trứng cá.
+ Mụn trứng cá thường hoặc có sẩn mủ nhẹ.
+ Nồng độ thấp <9% để giảm thiểu kích ứng.
+ Mụn trứng cá có mủ và mụn trứng cá đỏ.
+ Thường phối hợp với nghệ.
- Clindamycin : mụn trứng cá thể viêm, thể có mủ.
Mụn vừa hoặc nặng, mụn lan tràn ở lưng, ngực, vai hay có tổn thương, viêm.
- Dùng thuốc chống viêm nhiễm.
+ Doxycycline và Minocycline: mụn trứng cá thường, tăng tính nhạy cảm da với ánh sang.
+ Erythromycin: mụn trứng cá có mủ và mụn trứng cá đỏ.
+ Clindamycin: mụn trứng cá thể viêm, thể có mủ.
Khi dùng thuốc chống viêm nhiễm bôi, uống không khỏi mới dùng đến các thuốc chống tăng tiết bã nhờn, chống quá trình keratin hóa.
- Dùng thuốc bôi: tretinoin, adapalen, tazaroten.
+ Giảm keratin hóa dưới nang lông và tuyến bã.
+ Ức chế hình thành nhân trứng cá.
+ Xóa được nhân mụn trứng cá thể nặng trong vòng vài tháng.
+ Điều trị trứng cá đỏ.
+ Khi mới dùng tretinoin có thể gây kích ứng.
- Dùng thuốc uống: isotretinoin .
+ Giảm tiết bã nhờn, dự phòng keratin hóa.
+ Giảm tạo thành nhân mụn trứng cá.
+ Giảm nitric oxide, giảm TNFα liên quan tới viêm.
+ Thay đổi môi trường làm giảm các quần chủng P.acnes.
+ Dùng cho mụn trứng cá thể nặng (có nang cục, kết mảng).
+ ADR: quái thai, trầm cảm, độc gan, khô niêm mạc, ảnh hưởng đến xương, có thể gây tăng áp lực nội sọ.
Thuốc điều trị mụn trứng cá Benzoyl Peroxide
Thuốc Benzoyl Peroxide?
Tác dụng:
- Tiêu sừng nhẹ.
- Kháng khuẩn (do có tác dụng oxy hóa).
+ Staphylococcus epidermidis.
+ Propionibacterium acnes.
Chỉ định:
- Mụn trứng cá thể nhẹ: kem, gel 2.5%, 5%, 10%.
- Nấm kẽ: tinea pedis.
- Loét do nằm lâu: lotion 20%, bôi 8-12 giờ/lần.
ADR: nồng độ 5, 10% có thể gây khô da, đỏ da, ngứa, rát.
Thuốc Azelaic Acid?
Tác dụng:
- Ức chế sự phát triển của các chủng Propionibacterium.
- Giảm viêm.
- Giảm keratin hóa, tiêu nhận mụn.
- Giảm tình trạng da bị thâm sau viêm.
Chỉ định: mụn trứng cá thể nhẹ (kem 20%).
ADR: cảm giác nóng, ngứa, tróc vảy nhẹ.
Thuốc Tretinoin/Isotretinoin ?
Tác dụng:
- Ức chế chức năng tuyến bã nhờn do cảm ứng sự chết theo chương trình của tế bào tuyến bà nhờn.
- Giảm sừng hóa.
- Kháng Propionibacterium acnes.
Chỉ định: trứng cá vừa và nặng, trứng cá dạng nốt, nang, kháng với những điều trị khác, kể cả kháng sinh uống hay liệu pháp hormone.
ADR: quái thai, trầm cảm, độc gan, khô niêm mạc, ảnh hưởng đến xương, có thể gây tăng áp lực nội sọ (đặc biệt khi phối hợp tetracycline), tăng men gan và lipid máu.