Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm. Vì thế chúng ta nên tìm hiểu về bệnh tiểu đường để có những biện pháp điều trị hay phòng ngừa thích hợp.
Bệnh tiểu dường không ngừng tăng qua các năm
Tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm các bệnh nội tiết chuyển hóa. Đây chính là một dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do thiếu hụt insulin. Khi cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc insulin kém chất lượng khiến glucose không kịp chuyển hóa thành năng lượng. Từ đó dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao gây nên bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Mặc dù tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường không ngừng tăng nhanh qua từng năm, nhưng các bác sĩ đã khẳng định, căn bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không lây lan trong cộng đồng. Bệnh tăng nhanh là do lối sống không lành mạnh, ăn uống và sinh hoạt không điều độ của nhiều đối tượng.
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của số đông ở thời nay, đặc biệt là những người sinh sống ở thành thị thường là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh cao với các biểu hiện béo phì, thừa cân, xơ vữa động mạch… Cụ thể là thói quen sử dụng thực phẩm có chứa nhiều đường, có thành phần tinh bột cao bởi các chất này khi thu nạp vào sẽ được chuyển hóa thành glucose, cần cơ thể cung cấp lượng insulin cần thiết để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Lâu ngày sinh ra tình trạng thiếu hụt insulin nghiêm trọng, gây bệnh tiểu đường sau một thời gian.
Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý có một số bệnh như sởi hoặc quai bị do virus tấn công. Các loại virus này có thể làm giảm khả năng sản xuất insulin trong cơ thể, tạo cơ hội cho bệnh tiểu đường phát triển.
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Tuy bệnh tiểu đường không lây lan nhưng vì sao những người trong gia đình lại cùng mắc bệnh? Đó không phải là do đường sinh hoạt, ăn uống chung mà do sự biến đổi gen di truyền. Các nghiên cứu đã chứng minh, bệnh đái tháo đường có xác suất di truyền rất cao. Nếu cả ba và mẹ mắc bệnh, nguy cơ con cũng mắc bệnh lên đến 75%. Nếu chỉ có một trong ba hoặc mẹ mang bệnh thì xác suất này chỉ còn 15 – 20%. Trường hợp vợ hoặc chồng bị bệnh thì nguy cơ đối phương mắc bệnh cũng khá cao. Do họ có chung chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Do vậy việc bảo vệ sức khỏe bản thân, đảm bảo cơ thể không mắc các dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường từ trước khi sinh con để đảm bảo hạn chế khả năng nhiễm bệnh cho cả gia đình.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị cũng như phòng tránh bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính. Y học cũng như Đông y vẫn chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm trừ phi lượng đường trong cơ thể bệnh nhân tự ổn định. Một số thuốc chỉ có tác dụng đưa mức đường huyết về ngưỡng ổn định tại một thời điểm nào đó. Còn lượng đường trong máu có ổn định lâu dài được hay không là do lối sống và chế độ luyện tập, ăn uống.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên các bạn cần:
– Ăn uống hợp lý: ăn ít đường, ít mỡ, ít cơm, ăn nhiều rau và trái cây để tăng cường chất xơ. Khi ăn thịt thì nên chọn loại có nạc, bỏ da, bỏ mỡ. Đặc biệt, ngũ cốc nguyên hạt có công dụng ổn định lượng đường huyết. Lưu ý, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp hoàn toàn không tốt nên bạn cũng cần hạn chế.
– Tập luyện đều đặn thường xuyên, gia tăng hoạt động thể lực. Dù bận đến đâu, bạn cũng cần dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần.
– Giảm trọng lượng cơ thể là cách tốt nhất để bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
– Kiểm tra lượng đường máu thường xuyên để kiểm soát tốt mức đường huyết cơ thể, đề phòng những biến chứng xảy ra khi đường huyết tăng cao.
– Kiểm tra huyết áp, khám mắt định kỳ.
– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá.
– Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích.
– Khám bệnh tổng quát định kỳ 2 lần/năm.
Người bệnh tiểu đường cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của mình. Việc điều trị bệnh là suốt đời nên bệnh nhân cần giữ một thái độ lạc quan. Người thân của bệnh nhân cần thường xuyên quan tâm và động viên người bệnh.
Vấn đề chúng ta đặt ra ngay từ đầu là bệnh tiểu đường có lây không và đã tìm ra được lời giải đáp thỏa đáng. Hy vọng bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh, theo dõi và kiểm soát lượng đường tốt để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.