Tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới. Vì thế chúng ta cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp cũng như phương pháp điều trị để có một đôi mắt khỏe mạnh
Bệnh tăng nhãn áp dẫn đến mù lòa
Tăng nhãn áp là bệnh gì?
Tăng nhãn áp là tình trạng chắc chắn dẫn đến suy giảm thị lực dần dần. Được biết đến như “kẻ trộm thị giác thầm lặng”, bệnh tăng nhãn áp có thể gây tổn thương thị giác một cách rất chậm nên bạn không nhận thấy sự mất dần thị lực cho đến khi bệnh đã khá nặng.
Vì số người cao tuổi trên thế giới gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ người mắc bệnh tăng nhãn áp cũng sẽ tăng lên, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tạo ra gánh nặng kinh tế. Với gần 70 triệu ca trên toàn thế giới, bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mù lòa không thể đảo ngược trên thế giới.
Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa được, nhưng mù lòa có thể được phòng ngừa được nếu tăng nhãn áp được chẩn đoán và điều trị sớm. Dù bệnh thường không có dấu hiệu cảnh báo nào, kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp là do đâu?
Trong các tài liệu giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, bệnh tăng nhãn áp thường là do áp suất chất lỏng trong nhãn cầu tăng quá cao mà thần kinh thị giác không thể chịu đựợc. Các dây thần kinh thị giác có chức năng mang xung thần kinh thị giác từ mắt lên đến não. Tăng nhãn áp là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và thoát của dịch lỏng bên trong nhãn cầu mắt.
Một số loại tăng nhãn áp bao gồm:
- Glocom góc mở nguyên phát chiếm khoảng một nửa các ca bệnh. Nó ảnh hưởng đến người già và trung niên. Đây là loại bệnh tăng nhãn áp tiến triển từ từ và không đau đớn, vì vậy bạn có thể không nhận thấy tầm nhìn của mình đang bị suy giảm. Tầm nhìn ngoại vi và tầm nhìn ban đêm sẽ bị ảnh hưởng trước tầm nhìn trung tâm khi đọc.
- Glocom góc đóng cấp tính phát hiện chủ yếu ở người già và phụ nữ trung niên Trung Quốc. Loại tăng nhãn áp này khởi phát đột ngột, nhãn áp tăng lên nhanh chóng và dữ dội trong mắt. Dẫn đến đau mắt, đỏ mắt, đau đầu và buồn nôn. Các triệu chứng đi kèm bao gồm mờ mắt và nhìn thấy các quầng màu quanh nguồn sáng.
- Glocom góc đóng mãn tính tiến triển dần dần và thường không được phát hiện trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn ngày cáng nặng của các đường dẫn thoát trong nhãn cầu, kết quả là nhãn áp tăng lên chậm và kéo dài.
- Glocom thứ phát thường là do tình trạng viêm trong nhãn cầu hoặc đục thủy tinh thể đến giai đoạn cuối và sưng lên. Các khối u, chấn thương và phẫu thuật ở mắt cũng có thể dẫn đến glocom thứ phát.
Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp là gì?
Vì bệnh tiến triển chậm nên bạn có thể không nhận ra sự suy giảm dần của thị giác cho đến khi quá muộn và thị lực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của glocom góc mở nguyên phát mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bao gồm:
- Mất dần thị lực ngoại vi, thường là ở cả hai mắt
- Thị trường hình ống
- Các triệu chứng của glocom góc đóng cấp tính bao gồm:
- Đau mắt dữ dội
- Buồn nôn và ói mửa (kèm theo đau mắt dữ dội)
- Bị rối loạn thị giác đột ngột, nhất là trong ánh sáng yếu
- Mờ mắt
- Quầng quanh nguồn sáng
- Mắt đỏ
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh tăng nhãn áp?
Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi, nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể được khống chế thành công. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp. Bao gồm:
• Thuốc nhỏ mắt
• Thuốc uống
• Phẫu thuật laser
• Phẫu thuật lọc. Nếu thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật laser không có hiệu quả trong việc kiểm soát nhãn áp của bạn, phẫu thuật lọc có thể được áp dụng. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ thoát trong tròng trắng mắt bằng cách cắt bỏ một mảnh mô nhỏ. Nhờ đó cải thiện sự dẫn thoát dịch trong mắt sẽ được làm giảm nhãn áp. Bề mặt của lỗ hổng sau đó sẽ được che bằng kết mạc, là một màng trong mọc lên trên vết thương.
• Cấy đường dẫn. Trong thủ thuât này, bác sĩ sẽ chèn một ống silicone nhỏ vào trong mắt của bạn để dẫn thoát dịch lỏng dư thừa là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Bạn cần phải đeo băng mắt trong 24 giờ và sử dụng thuốc nhỏ mắt trong một vài tháng sau phẫu thuật.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh tăng nhãn áp?
Hầu hết các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn giữ gìn sức khỏe của mắt .
- Bạn cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên nếu trên 20 tuổi và có tiền sử gia đình của bệnh tăng nhãn áp.
- Nếu bạn trên 60 tuổi, bạn nên khám mắt thường xuyên dù có tiền sử gia đình hay không.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn chặn tổn thương đến thần kinh thị giác và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.
Glocom góc mở không thể phòng ngừa, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, tổn thương thị giác và mù loà có thể được ngăn chặn.
Glocom góc đóng có khả năng phòng ngừa. Trong giai đoạn đầu của bệnh (khi mắt có góc đóng, nhưng vẫn chưa phát triển thành bệnh tăng nhãn áp), thủ thuật cắt mống mắt chu biên (laser iridotomy) có thể giúp ngăn ngừa mù lòa do glocom góc đóng.
Thủ thuật cắt mống mắt chu biên sử dụng năng lượng laser để tạo ra một lỗ hổng ở mống mắt (phần màu nâu của mắt), để mở rộng góc. Theo các giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, đây là phương pháp điều trị có rủi ro thấp, chỉ cần thực hiện một lần nhằm ngăn chặn glocom góc đóng.