Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễmViêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh ngoài da mạn tính, Tình trạng bệnh cũng thường dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh ngoài da mạn tính, Tình trạng bệnh cũng thường dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

Khi bội nhiễm nặng có thể gây ra nhiễm trùng trên cơ thể

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là một bệnh lý viêm da mãn tính. Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh. Điều này gây khó khăn trong việc điều trị cũng như dễ khiến cho bệnh tái phát.

Khi bội nhiễm nặng có thể gây ra nhiễm trùng trên cơ thể. Nhất là nhiễm trùng máu, có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hiểu rõ các dấu hiệu và biểu hiện bệnh sẽ giúp bạn có cách xử lý phù hợp nhất để chóng lành bệnh và ngăn ngừa bội nhiễm do viêm da.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là do đâu?

Tương tự như các bệnh ngoài da khác, những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm khá đa dạng. Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố xung quanh người bệnh có thể gây kích ứng viêm da và dẫn đến bội nhiễm:

  • Hóa chất trong gia đình như chất tẩy rửa, xà phòng,…
  • Những sản phẩm thường ngày như đồ trang điểm, mỹ phẩm,…
  • Các vật dụng bằng cao su như găng tay, ủng,… bề mặt kim loại của vật dụng, trang sức.
  • Chất bẩn tiếp xúc với da như bụi bẩn, nước bẩn,…
  • Tổn thương do côn trùng.
  • Kích ứng với một số thuốc dùng ngoài da.

Tùy thuộc cơ địa mỗi bệnh nhân mà dị nguyên kích ứng da có thể khác nhau.

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là gì?

Chia sẻ từ giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính

Trên da bệnh nhân xuất hiện tình trạng mụn nước. Mụn nước có thể riêng lẻ hoặc tập hợp thành từng đám. Da có mẩn đỏ, ngoài ra còn có dấu hiệu phù nề, chảy nước. Tình trạng ngứa ngáy cũng thường xuyên xảy ra khiến cho bệnh nhân khó chịu.

  • Giai đoạn bán cấp

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm giai đoạn bán cấp đặc trưng với tình trạng khô ngứa khó chịu trên da. Ở giai đoạn này thường ít khi xuất hiện các mụn nước trên da như viêm da cấp tính.

  • Giai đoạn mạn tính

Khi tình trạng viêm da bước vào giai đoạn mạn tính, bệnh nhân có cảm giác ngứa da nặng nề hơn. Da cũng dày lên và xuất hiện các vảy bong tróc. Ở giai đoạn mạn tính, bệnh nhân mắc viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể gặp phải mụn mủ, đau và rát. Đôi khi tình trạng mụn mủ còn thể gay ra những vết lở loét trên da bệnh nhân.

Những vùng da thường bị tổn thương ở bệnh nhân viêm da tiếp xúc bội nhiễm là mặt, tay chân. Trường hợp nặng, tổn thương có thể lan rộng ra toàn thân. Sốt cao cũng là một trong những triệu chứng phụ đi kèm mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

 

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm nếu không được xử lý đúng cách có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc điều trị như:

  • Những thuốc mỡ chứa corticosteroide, thuốc salisic.
  • Một số loại kháng sinh: pencilin, amoxcilin.

Mỗi bệnh nhân sẽ có những tình trạng viêm da khác nhau. Do đó, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào để tránh những tổn thương nặng nề không mong muốn cho da.

Phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là như thế nào?

Khi bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bệnh nhân cần chú ý:

  • Vệ sinh da thường xuyên để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh. Bảo vệ da khỏi sự tấn công của các loại côn trùng bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài tay,…
  • Không được gãi khi đang bị viêm da bội nhiễm để tránh bị nhiễm trùng và làm nặng thêm khu vực thương tổn.
  • Khi tiếp xúc với các loại hóa chất sinh hoạt và công nghiệp nên bảo vệ da bằng găng tay. Rửa tay sau khi sử dụng.
  • Uống đủ nước, bổ sung rau, của quả, các loại trái cây,… để giúp cơ thể có đủ vitamin và chất khoáng cần thiết.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là một trong những vấn đề ngoài da rất cần được quan tâm. Mọi người cần nắm vững những thông tin cần biết trong điều trị bệnh là giải pháp hữu hiệu xử trí khi cần thiết.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop