Tình trạng bướu cổ là một trong những dấu hiệu thường quy của căn bệnh cường giáp, gây trở ngại rất nhiều đến chất lượng sống của con người. Vậy căn bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bướu cổ
Hormon tuyến giáp là chìa khóa cho hầu hết các quá trình chuyển hóa (hay còn gọi là quá trình trao đổi chất), là chất xúc tác cho hoạt động sinh lý của các cơ quan hoạt động bình thường. Cùng với hormon GH, hormon tuyến giáp cũng đảm nhận thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và não bộ, đặc biệt ở trẻ. Có thể thấy, hormon tuyến giáp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động nội sinh của cơ thể.
Cường giáp là sự bất thường trong quá trình sản sinh hormon tuyến giáp quá mức, gây ra xu hướng tăng cường hàng loạt các đáp ứng trên các cơ quan, từ thần kinh trung ương, tim mạch, thận, dạ dày ruột,… đến các quá trình chuyển hóa, tạo máu,…
Một số biều hiện thường gặp ở bệnh nhân cường giáp được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ đó là: lo lắng, nóng người, khó chịu, run tay chân, yếu cơ (cánh tay trên và đùi), tim đập nhanh, giảm cân dù tăng cảm giác thèm ăn, mắt lồi, tóc thưa, thiếu máu,…
Bệnh tiến triển âm thầm và khó nhận biết do dễ nhầm lẫn, ở một số người trẻ, những biểu hiện bệnh có thể đột ngột xảy ra. Bệnh nhân cần lưu ý tình trạng cơ thể, đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm thường quy đo nồng đồ hormon tuyến giáp (TSH, T4, T3 and T4 tự do), test miễn dịch, hay đo sự hấp thụ iod phóng xạ để xác định tình trạng bệnh.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân phổ biến nhất (hơn 70%) là sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp bởi toàn bộ tuyến giáp, thường gặp ở bệnh Graves - các kháng thể trong máu có tác dụng kích thích tuyến giáp phát triển và tăng cường tiết ra hormon tuyến giáp, có xu hướng di truyền và xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ trẻ.
- Bướu cổ hoặc dạng bướu đa bào: đặc trưng bởi một hoặc nhiều nốt sần hoặc cục u trong tuyến giáp, có thể dần dần phát triển và tăng hoạt động dẫn đến tổng sản lượng hormone tuyến giáp vào máu lớn hơn bình thường.
- Ngoài ra, người bệnh có thể tạm thời có các triệu chứng của cường giáp nếu bị viêm tuyến giáp. Tình trạng này là do hệ thống miễn dịch hoặc nhiễm virus gây ra các tuyến rò rỉ hormone tuyến giáp được lưu trữ. Các triệu chứng tương tự cũng có thể được gây ra khi dùng quá nhiều hormone tuyến giáp ở dạng viên nén.
Điều trị cường giáp như thế nào?
Hiện nay, theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ điều trị cường giáp theo 2 hướng:
- Phá hủy tuyến giáp
- Ngăn chặn việc sản xuất hormon của tuyến giáp
Bác sĩ tiến hành đánh giá độ tuổi, tình trạng tuyến giáp của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cần lưu ý trong quá trình điều trị cường giáp, việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hay sử dụng iod phóng xạ để điều trị có thể dẫn đến tình trạng suy giáp, bệnh nhân có thể phải sử dụng một số chế phẩm bổ sung hormon tuyến giáp lâu dài cho đến khi phục hồi.
Phá hủy tuyến giáp
Phẫu thuật được chỉ định khi bác sĩ chẩn đoán có nốt u sần độc nghi ngờ ung thư tuyến giáp, hay bướu cổ gây ra các chèn ép cục bộ tại đường thở, gây khó thở, khó nuốt. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà mức độ phẫu thuật tuyến giáp được chỉ định: cắt bỏ một thùy, loại bỏ cầu của mô tuyến giáp giữ hai thùy, cắt bỏ toàn bộ hay hầu như toàn bộ các mô tuyến giáp...
Iod phóng xạ: cơ thể hấp thu iod phóng xạ như iod bình thường, xâm nhập vào máu và đi lên tuyến giáp, phá hủy các tế bào tuyến giáp sử dụng nó, dẫn đến tuyến giáp co lại và phóng thích hormon trở lại mức bình thường. Phương pháp này đã được chứng minh hiệu quả và an toàn, áp dụng điều trị được hơn 70% người lớn và ở nhiều trẻ em trên 5 tuổi.
Ngăn chặn việc sản xuất hormon của tuyến giáp
Các thuốc kháng giáp được chỉ định trong trường hợp này. Methimazole hiện là thuốc ưu tiên do tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn. Những loại thuốc này hoạt động tốt để kiểm soát tuyến giáp hoạt động quá mức và không gây tổn thương vĩnh viễn đến tuyến giáp. Một số thuốc B blocker được chỉ định dể ngăn các triệu chứng của cường giáp.
Lưu ý chế độ ăn thấp iod dành cho bệnh nhân được chỉ định iod phóng xạ. Cần tránh những thực phẩm chứa iod như:
- Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: kem, pho mát, sữa chua và bơ
- Hải sản: cá, sushi, động vật có vỏ, tảo bẹ hoặc rong biển
- Thực phẩm có chứa carrageen phụ gia, agar-agar, alginate hoặc nori
- Các sản phẩm bánh mì được chế biến bằng các loại bột nhão iodate
- Một số thuốc nhuộm màu nhân tạo màu hồng / đỏ trong đồ uống
- Lòng đỏ trứng, trứng và thức ăn có chứa trứng
- Các sản phẩm đậu nành (nước tương, sữa đậu nành, đậu phụ) (đậu nành không chứa i-ốt. Tuy nhiên, lượng đậu nành cao đã cho thấy ảnh hưởng đến sự hấp thu iod phóng xạ trong các nghiên cứu trên động vật)