Đau vai gáy có thể xuất hiện đột ngột vài phút hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay là gì và cách điều trị như thế nào?
Hiện nay số lượng người đau vai gáy có xu hướng tăng mạnh
Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là tình trạng lưu lượng máu lưu thông đến các bó cơ vùng cổ, vai, gáy suy giảm, lâu ngày gây ứ đọng acid lactic và các chất thải, từ đó chèn ép lên các bó cơ và dây thần kinh. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể phải hoạt động quá mức hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt và hết ngay trong vài phút, cũng có thể âm ỉ kéo dài vài giờ, thậm chí là nhiều ngày. Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì có thể bệnh đã tiến triển thành các bệnh lý về xương khớp như thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai cột sống…
Nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy là do đâu?
Đau vai gáy gây tê tay là tình trạng bệnh lý có liên quan đến cơ xương khớp mà khá nhiều người gặp phải. Các bác sĩ giảng dạy Cao đẳng Kỹ thuật vật lý trị liệu Sài Gòn cho biết, bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
Tuổi tác
Khi cơ thể diễn ra quá trình lão hoá, hệ mạch máu dần mất đi tính đàn hồi, làm suy giảm quá trình trao đổi oxy và lưu thông máu, dẫn đến các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê nhức tay, chân, thậm chí là những cơn nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…Bên cạnh đó, các cơ xương khớp cũng xơ cứng, không còn dẻo dai, chắc khoẻ, dễ bị đau nhức.
Vận động sai tư thế
Các hoạt động sinh hoạt như đi, đứng, ngồi, nằm không đúng tư thế khiến cột sống cổ và cột sống lưng, lâu ngày dẫn tới hiện tượng các cơ bị căng cứng, gây đau nhức. Cơn đau thường xuất hiện ở những người có tính chất nghề nghiệp phải ngồi hoặc đứng trong 1 tư thế rất lâu như: thợ cắt tóc, tài xế, nhân viên văn phòng, thợ may, thợ điện…
Các yếu tố cơ học
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại là tác nhân làm suy giảm lưu lượng máu và oxy cung cấp đến các tế bào, các bó cơ như:
- Gối đầu quá thấp hoặc quá cao khi ngủ.
- Gối kê quá cứng.
- Thường ngủ ngồi trên ghế hoặc gục mặt trên bàn.
- Nằm coi Tivi, đọc sách.
- Nằm nghiêng hoặc co quắp người, cơ thể tỳ đè lên tay khi ngủ.
- Cách đặt tay khi dùng máy tính chưa đúng.
- Khuân vác vật nặng bằng lực cổ tay chứ không dùng lực của toàn cơ thể.
- Tắm khuya hoặc thường đi mưa.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
Yếu tố thời tiết
Khi thời tiết trở lạnh kèm theo nhiệt độ ẩm thấp có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh bất ngờ, gây ứ trệ tuần hoàn máu, lưu lượng oxy cung cấp bị suy giảm, khiến những cơn đau nhức vai gáy và tê ran bàn tay ngày càng trở nên trầm trọng.
Do các bệnh lý khác
Tình trạng đau vai gáy, tê bì cánh tay, bàn tay và các đầu ngón tay còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Viêm nhiễm: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thì đau vai gáy và tê tay.
- Các bệnh lý về xương khớp: thoái hoá khớp liên cuống, thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…
- Thiếu máu não làm suy giảm lưu lượng máu bơm lên não.
- Tình trạng xơ vữa động mạch khiến các mạch máu bị xơ vữa, thu nhỏ, gây khó khăn cho lượng máu lưu thông khắp cơ thể.
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau vai gáy trướng là gì?
Những biểu hiện ban đầu của đau mỏi vai gáy gây tê tay là xuất hiện những cơn đau mỏi tại vùng cổ, vai, gáy và tê ran bàn tay. Cụ thể được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn giải thích chi tiết như sau:
- Thường xuất hiện khi ngồi, đứng hoặc nằm sai tư thế quá lâu, sau khi lao động nặng hoặc thể bị nhiễm lạnh. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và chấm dứt trong vòng vài phút hoặc đau nhức âm ỉ, kéo dài. Tình trạng đau nhức tăng mỗi lúc xoay chuyển cổ hoặc ho, hắt hơi và có dấu hiệu thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Cơn đau lan toả ra hai bên bả vai và cánh tay, gây tê nhức cánh tay, tê bì bàn tay và ngón tay.
- Bên cạnh đau vai gáy, người bệnh còn có thêm các triệu chứng khác như khó nuốt, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững…
- Một số trường hợp đau mỏi vai gáy cổ trong thời gian dài có thể khiến người bệnh thấy mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, chán ăn, tư duy kém, không tập trung…
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh đau vai gáy?
Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu
Các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu có thể giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, cung cấp oxy đến những vùng cơ đang bị tê mỏi, đau nhức. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn những cở sở y học cổ truyền uy tín để đảm bảo quá trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất.
Vật lí trị liệu
Các phương pháp kích thích điện, hồng ngoại, điều chỉnh nhiệt,…có thể giúp kéo giãn cột sống, điều hoà các lực cơ, lưu thông máu huyết, làm giảm những cơn đau nhức vùng vai, gáy cổ và nguy cơ tê bì cánh tay, bàn tay.
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây theo chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ giúp ngăn chặn những cơn nhức mỏi vùng vai gáy cũng như những triệu chứng tê ran bàn tay nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc Tây vì sử dụng thuốc quá nhiều có thể gây ra nhiều dụng phụ không mong muốn.
Tập luyện thể dục, thể thao
Thực hiện các bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như tập yoga, dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ, đạp xe…để tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, kéo giãn các vùng cơ bị căng cứng, xương khớp chắc khoẻ hơn.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh đau vai gáy?
Tình trạng đau vai gáy tê tay đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ do những thói quen không tốt, ít vận động, tập luyện thể thao. Do vậy, để quá trình điều trị đau vai gáy nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, người bệnh nên thay đổi những thói quen không tốt, luôn giữ thẳng cột sống, ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.