Chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm gan C

Chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm gan CViêm gan C là bệnh lý chỉ tình trạng viêm và nhiễm trùng tại gan do virus viêm gan C gây ra. Đây là căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao vì có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng

Viêm gan C là bệnh lý chỉ tình trạng viêm và nhiễm trùng tại gan do virus viêm gan C gây ra. Đây là căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao vì có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng

Chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm gan C

Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm gan C

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm gan C cũng như chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm gan C!

BIẾN CHỨNG VIÊM GAN C

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh nhân bị viêm gan C mãn tính có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:

  • Xơ gan: Virus HCV khiến các tế bào khỏe mạnh trong gan bị viêm và dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo. Xơ gan thường xảy ra ở những người bị viêm gan mạn tính trong khoảng 20 – 30 năm. Tuy nhiên biến chứng này có thể xảy ra sớm hơn ở những người có thói quen sử dụng bia rượu hoặc bệnh nhân bị nhiễm HIV.
  • Ung thư gan: Xơ gan do viêm gan C có thể tiến triển thành ung thư gan. Các triệu chứng của bệnh ung thư gan khá giống với bệnh viêm gan nên rất khó phân biệt và phát hiện sớm. Vì vậy bệnh nhân bị viêm gan C được khuyến cáo nên thăm khám thường xuyên để tầm soát, phát hiện ung thư từ sớm.
  • Suy gan: Khi gan bị xơ hóa phần lớn, cơ quan này có thể ngừng hoạt động.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN C

Kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lịch sử bệnh tật và trao đổi một số vấn đề liên quan để xác định yếu tố gây bệnh, các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.

Một cuộc kiểm tra thể chất cũng diễn ra ngay trong phòng khám của bác sĩ. Khi khám bên ngoài, bác sĩ sẽ dùng tay ấn nhẹ vào bụng để biết liệu bạn có bị đau không. Các dấu hiệu liên quan như vàng da, vàng mắt cũng sẽ được quan sát và ghi nhận.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ tiến hành lấy máu của bệnh nhân và đem đến phòng thí nghiệm để kiểm tra chức năng gan.

Kết quả bất thường về xét nghiệm máu có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chức năng gan đang có vấn đề. Thông thường, bắt đầu từ tuần thứ 7 – 8 kể từ khi bị nhiễm bệnh, nồng độ protein và enzyme trong máu có thể tăng cao bất thường. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bị viêm gan C nhưng nồng độ enzyme vẫn bình thường.

Nồng độ men gan cao cũng có thể chỉ ra rằng gan của bạn đang bị tổn thương hoặc không còn giữ được chức năng hoạt động bình thường.

Ngoài ra, xét nghiệm máu còn được thực hiện nhằm mục đích sau:

  • Tìm kháng thể chống HCV
  • Đo số lượng RNA virus

Siêu âm bụng

Siêu âm tạo ra hình ảnh cho phép bác sĩ quan sát được gan, ổ bụng và các cơ quan lân cận. Qua đó có thể giúp phát hiện ra:

  • Dịch lỏng ứ đọng trong ổ bụng
  • Tổn thương tại gan hoặc các cơ quan khác
  • Khối u xuất hiện trong gan
  • Các bất thường ở túi mật

Sinh thiết gan

Dưới sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ dùng kim đâm xuyên qua da vào trong gan để lấy một mẫu mô đem đi làm sinh thiết.

Kết quả thu được giúp xác định được ảnh hưởng của virus viêm gan C tới gan và phát hiện ra ung thư nếu có.

Chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm gan C

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VỚI BỆNH NHÂN VIÊM GAN C

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viên gan C

Theo bác sĩ giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viên gan C cần:

  • Ăn nhiều rau củ và hoa quả. Chúng cung cấp chất xơ, axit folic, vitamin nhóm B, A, C giúp hỗ trợ giải độc gan, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Các thực phẩm giàu đạm như hải sản, gà không da, đậu nành, trứng giúp bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng tích tụ chất lỏng trong bụng khi bị viêm gan C.
  • Thay thế một phần nước lọc bằng sữa hoặc nước ép trái cây để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
  • Các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo nâu, lúa mì cũng giúp nâng cao sức khỏe cho người viêm gan C.
  • Trường hợp bị buồn nôn, nôn ói, bạn hãy thử chế độ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn ít một để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Các thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm gan C bao gồm: Muối, đồ ngọt, các sản phẩm chưa được tiệt trùng, các món tái hoặc còn sống.

Chế độ sinh hoạt khi bị viêm gan C

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh viêm gan C. Liên quan đến vấn đề này, người bệnh cần chú ý:

  • Làm việc vừa sức. Nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt là những lúc cơ thể mệt mỏi
  • Giảm gánh nặng cho gan bằng cách ngừng uống rượu và nói không với thuốc lá, thuốc lào.
  • Thận trọng khi dùng thuốc tân dược, nhất là các loại thuốc giảm đau ( Acetaminophen ), thuốc an thần. Do chức năng gan đang bị suy yếu nên sẽ không đào thải hết được các hoạt chất trong các thuốc tân tây. Điều này làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Khi có vết thương hở ngoài da, người bệnh cần cẩn thận băng lại. Tránh để người khác tiếp xúc với máu đang bị nhiễm virus.
  • Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ làm móng hay các vật dụng cá nhân khác với người thân.

Có thể thấy, viêm gan C khá nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Một khi đã mắc bệnh, bạn nên thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra và dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ đến khi virus bị tiêu diệt hoàn toàn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop