Chữa hội chứng lỵ bằng bài thuốc Y học cổ truyền

Chữa hội chứng lỵ bằng bài thuốc Y học cổ truyềnBệnh lỵ thường thấy trong khoảng mùa hè, thu. Chứng trạng chủ yếu của bệnh là đau bụng, mót rặn và đi đại tiện. Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền sau đây để chữa trị một cách hiệu quả

Bệnh lỵ thường thấy trong khoảng mùa hè, thu. Chứng trạng chủ yếu của bệnh là đau bụng, mót rặn và đi đại tiện. Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền sau đây để chữa trị một cách hiệu quả

Chữa hội chứng lỵ bằng bài thuốc Y học cổ truyền

Bệnh lỵ có 2 loại là lỵ cấp tính và mạn tính

Nguyên nhân và phân loại

  • Do cảm nhiễm thời khí thử thấp, khi khí thử thấp xâm phạm vào cơ thể nung nấu đương minh phù hợp với dịch khí lưu hành nên bệnh tà phát nhanh. Thử thấp phối hợp với đích khi làm trường vị tổn thương gây tích trệ, cơ năng chuyển hóa mất bình thường gây ra lỵ.
  • Ăn uống không dè dặt, thiếu vệ sinh dịch tả truyền nhập vào trường vị cũng gây tích trệ phát sinh ra lỵ.

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết có 2 thể là lỵ cấp tính và lỵ mạn tính.

  • Lỵ cấp tính thường do thấp nhiệt hoặc hàn thấp gây ra

+ Do thấp nhiệt thường gặp ở lỵ do amip và gọi là xích bạch lỵ

+ Do hàn thấp thường gặp ở lỵ amip bán cấp và gọi là bạch lỵ

+ Do dịch độc thường gặp ở lỵ trực tràng.

  • Lỵ mạn tính do tỳ vị hư gây ra hoặc do bệnh lâu ngày không chữa, còn gọi là hựu tức lỵ.

Triệu chứng và cách chữa

Lỵ cấp tính

  • Xích bạch lỵ (do thấp nhiệt)

+ Triệu chứng: Đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện ra máu mũi, phát sốt, sợ lạnh, mạch hoạt sác hoặc tế sác, miệng khô đắng, rêu lưỡi vàng.

+ Pháp: Thanh nhiệt táo nhiệt, hoạt huyết hành khí.

+ Phương: Thược dược thang gia giảm.

Các vị thuốc y học cổ truyền được sử dụng: Hoàng cầm 12g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 12g, Bính lang 6g, Kim ngân hoa 20g, Cam thảo 6g, Bạch thược 8g, Đại hoàng 4g

+ Châm cứu:

Châm tả: trung quản, thiên khu, đại hoành, nội đinh, đại trường du, thượng cự hư.

   Châm bình: hợp cốc, túc tam lý.

Chữa hội chứng lỵ bằng bài thuốc Y học cổ truyền

  • Bạch lỵ (do hàn thấp)

+ Triệu chứng: đại tiện ra chất nhầy, nhiều, máu ít, bụng đauliên miên, mót rặn, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu hoãn.

+ Pháp: ôn trung hóa thấp, kiện tỳ hành khí.

+ Phương: Bất hoàn kim chinh tán

Hậu phác 6g, Mộc hương 6g, Trần bì 6g, Sa nhân 6g, Hoắc hương 8g, Nhục quế 4g, Thương truật 12g, Bán hạ chế 8g, Đại táo 4 quả, Sinh khương 4g

+ Châm cứu:

   Châm tả: thiên khu, trung quân, đại hoành.

   Châm bổ: thượng cự hư, phục lưu.

+ Châm bổ + cứu: đại tràng du, công tôn, túc tam lý.

  • Do dịch độc

+ Triệu chứng: phát ra đột ngột, tình trạng bệnh cấp, đại tiện ra máu nhiều, sốt cao vật vã, rêu lưỡi vàng dày, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Nếu nặng sẽ hôn mê, co giật hoặc trụy mạch.

+ Pháp: giai đoạn cấp cứu: xử lý bằng y học hiện đại, sau đó kết hợp y học cổ truyền.

+ Phương: Bạch đầu ông thang gia giảm

Bạch đầu ông 40g, Kim ngân hoa 20g, Trần bì 12g, Địa du 20g, Hoàng liên 4g, Xích thược 12g, Hoàng bá 12g, Chỉ xác 8g, Đan bì 12g, Mộc hương 8g

+ Châm cứu:

Châm tả: khúc trì, hợp cốc, thượng cự hư, nội đinh, đại hoành, tiểu trường du, huyết hải.

Châm bổ: đại trường du, tam âm giao.

Châm bình: túc tam lý

Lỵ mạn tính (hựu tức lỵ)

  • Triệu chứng: kép dài, hay tái phát, đại tiện lúc lỏng lúc táo, có thể kèm mũi máu, có thể thoát giang, bụng đau âm ỉ, thích chườm nóng, xoa bóp, sợ lạnh, sắc mặt xanh vàng, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược nhu hoãn.
  • Pháp: ôn bổ tỳ vị, cố sáp.
  • Phương: Chân nhân dưỡng tạng thang

Đẳng sâm 12g, Nhục đầu khấu 6g, Bạch truật 12g, Thạch lựu bì 6g, Gừng nướng 6g, Kha tử 6g, Nhục quế 4g, Mộc hương 6g, Đương quy 12g, Cam thảo 6g

  • Khi lỵ tái phát có thể dùng bài ô mai hoàn gia giảm

Ô mai 8g, Đẳng sâm 16g, Xuyên tiêu 6g, Đương quy 12g, Tế tân 6g, Can khương 6g, Hoàng liên 12g, Phụ tử chế 6g, Hoàng bá 12g, Quế chi 6g

  • Châm cứu:

+ Cứu: thận du, tỳ du, quan nguyên, khí hải.

+ Châm bổ: thượng cự hư, túc tam lý, thiên khu (bổ + cứu)


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop