Hoa oải hưởng không chỉ tượng trưng cho tình yêu say đắm mà tinh dầu chiết xuất từ hoa oải hương còn được dùng như một loại thuốc thảo mộc có nhiều công dụng chữa bệnh.
Hoa oải hưởng được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh tật
Một chút thông tin cần biết về hoa oải hương
Hoa oải hương (hay hoa Lavender) là loài hoa được rất nhiều cô gái yêu thích bởi vẻ đepk lãng mạn và mùi hương nồng nàn quyến rũ của chúng. Bên cạnh yếu tố lãng mạn thì loại hoa này còn có nhiều tác dụng bất ngờ mà bạn khó có thể ngờ tới. Theo tài liệu được tìm thấy tại thư viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài gòn, được biết tên loại hoa này bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là “để rửa” và được dụng từ thời Ai Cập cổ đại do dầu hoa oải hương đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ướp xác. Cùng với tiến trình phát triền, hoa oải hương trở thành phụ gia khi tắm được sử dụng ở một số khu vực như Ba Tư, Hy Lạp cổ đại và Rome; họ tin rằng loài hoa này có thể thanh lọc cơ thể và tâm trí.
Ngay từ thời cổ đại, hoa oải hưởng đã được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh tật, bao gồm các vấn đề về sức khỏe như: mất ngủ, đau đầu, tâm thần, lo âu, trầm cảm, kích ứng da, mụn nhọt, rụng tóc, buồn nôn, đau răng, ung thư. Hương thơm từ tinh dầu hoa oải hương được đánh giá cao, có thể giúp bạn bình tình, giữ gìn sức khỏe và điều trị ung thư. Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng cho thấy xoa dầu có chiết xuất hoa oải hương cùng với hoa hồng và cây xô thơm có thể làm giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Mặc dù có nhiều người khẳng định mùi thơm từ hoa oải hương có nhiều tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ, đồng thời các thử nghiệm về tác dụng của hoa oải hương vẫn còn gây tranh cãi. Vậy thực tế tác dụng chữa bệnh của hoa oải hương như thế nào?
Làm giảm một số vấn đề liên quan đến da và tóc
Thuốc bôi ngoài có sử dụng dầu hoa oải hương có thể có tác dụng trong việc điều trị rụng tóc từng vùng. Trong một nghiên cứu, những người tham gia sẽ xoa tinh dầu của một số thảo dược trong Y học cổ truyền gồm: tinh dầu hoa oải hương, hương thảo, húng tây và gỗ tuyết tùng trên những vùng tóc đã rụng. Kết quả cho thấy, tóc mọc lại sau 7 tháng. Tuy nhiên các nhà khoa học lại không xác định được đó là do tác dụng của loại tinh dầu nào.
Tuy nhiên những tác dụng tích cực trong việc chữa eczema, cháy nắng, mụn nhọt và tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ thì khó có thể phủ nhận. Tuy nhiên bạn không nên dùng dầu oải hương cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé trai vì có thể có các ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ. Đồng thời nên cân nhắc đến việc có nên dùng kem bôi có chiết xuất hoa cúc và hoa oải hương để làm dịu vùng da bị kích ứng do cháy nắng và hăm tã tại nhà hay không.
Tác dụng ngủ ngon từ hoa oải hương
Từ xa xưa, các bài thuốc dân gian cũng nhắc khá nhiều đến tác dụng của hoa oải hương trong điều trị chứng mất ngủ hay rối loạn về giấc ngủ. Cũng giống cách làm đối với gối thuốc được các Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hay nhắc đến, hoa oải hương được nhiều người nhồi vào cùng với bông của gối để giúp họ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Ngày nay, việc trị liệu bằng dầu thơm có sử dụng hoa oải hương thường được dùng để điều trị đau đầu, bồn chồn hoặc lo lắng; có tác dụng giữ bình tính và hỗ trợ giấc ngủ khi áp dụng liệu pháp massage sử dụng dầu hoa oải hương. Tại Đức, trà hoa oải hương được chấp nhận như một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng để điều trị gián đoạn giấc ngủ, bồn chồn không yên và kích ứng dạ dày.
Điều trị ung thư bằng hoa oải hương
Công dụng điều trị ung thư bằng hoa oải hương vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu các chất Perillyl alcohol (POH) được chiết xuất từ nhiều loại tinh dầu khác nhau, bao gồm tinh dầu hoa oải hương, anh đào, tinh dầu sả, bạc hà và cây xô thơm trong việc dự phòng và điều trị ung thư.
Mặc dù hoa oải hương có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh cũng như giúp tinh thần con người trở nên thoải mái. Tuy nhiên bạn cũng không thể chủ quan và đặc biệt thận trọng khi sử dụng, vì tinh dầu hoa oải hương có thể gây độc khi nuốt phải. lưu ý: dạng chiết xuất duy nhất từ hoa oải hương có thể dùng đường uống được là trà hoa oải hương.