Có những biện pháp nào đề phòng vẩy nến tái phát

Có những biện pháp nào đề phòng vẩy nến tái phátVẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp và tiến triển lâu dài với nhiều đợt. Có khi sau một thời gian điều trị, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.

Vẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp và tiến triển lâu dài với nhiều đợt. Có khi sau một thời gian điều trị, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.

Có những biện pháp nào đề phòng vẩy nến tái phát

Làm thế nào để phòng chống căn bệnh vảy nên tái phát?

Nguyên nhân gây tái phát vẩy nến là gì?

Nguyên nhân thật sự gây vẩy nến hiện vẫn chưa rõ. Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy vẩy nến có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố mẹ đều bệnh). Các giả thuyết khác cho rằng vẩy nến có liên quan đến gene và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh và bất thường. Một số yếu tố cơ bản có thể gây bệnh được các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ như:

  • Vẩy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương, thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vẩy nến giọt (một dạng vẩy nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vẩy nến hiện mắc.
  • Nhiễm HIV cũng làm nặng thêm bệnh vẩy nến đang mắc.
  • Một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm vẩy nến như thuốc điều trị tăng huyết áp (ức chế men chuyển, beta-blocker), kháng sốt rét tổng hợp (chloroquin), lithium, một số kháng viêm non-steroid (indomethacine), progesterone và corticosteroid.
  • Buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress thường dễ làm bùng phát và nặng thêm tình trạng vẩy nến.
  • Thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát các đợt cấp bệnh vẩy nến. Thời tiết nắng, nóng và ẩm thường làm giảm bệnh. Tuy nhiên, một số người thường bùng phát bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng (vẩy nến thể nhạy cảm ánh sáng). Rượu và thuốc lá cũng làm nặng thêm bệnh vẩy nến.

Làm thế nào để nhận biết vẩy nến tái phát?

Tổn thương cơ bản của bệnh vẩy nến là đỏ - vẩy. Đám mảng đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet đến một vài centimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm, có khi vẩy trắng choán gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vẩy. Vẩy trắng phủ trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, màu nến trắng.

Tổn thương phần lớn xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng da bị tì đè (hai cùi tay, đầu gối, da xương cùng), khu trú một vùng hoặc rải rác nhiều nơi, có khi khắp toàn thân, thường có tính chất đối xứng, tổn thương ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp. Vẩy nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra thì như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, thường ngứa nhiều ở giai đoạn tiến triển.

Có những biện pháp nào đề phòng vẩy nến tái phát

Phòng bệnh vẩy nến tái phát như thế nào?

Bên cạnh những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần có những biện pháp trong sinh hoạt hàng ngày để khắc phục và giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bệnh nhân cần tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê...). Cần có chế độ sinh hoạt ăn uống để hạn chế bệnh tiến triển và tái phát. Hằng ngày, cần vệ sinh thân thể, tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ các vẩy và da viêm.

Các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh vì có thể làm tăng nặng các triệu chứng. Cần sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc dùng dầu tắm riêng biệt. Sau khi tắm, thấm khô làn da rồi sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Thời tiết khô lạnh có thể phải sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.

Đối với người đã từng mắc bệnh, để hạn chế tái phát, cần tránh những yếu tố gây bệnh vì có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Trước khi tắm nắng, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, có thể tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời để cải thiện các tổn thương, nhưng quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm các ổ dịch và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Nếu tắm nắng, tốt nhất là thời gian ngắn 3 lần/tuần, chú ý cẩn thận đến vùng tai, bàn tay và mặt. Cần ghi lại quá trình tiếp xúc ánh nắng mặt trời để hạn chế phản ứng ngược. Ngoài ra, cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tham khảo các thầy thuốc chuyên khoa về bổ sung một số loại thảo dược để giảm ngứa và tránh tổn thương lan rộng.

Người bệnh cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng, nhất là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng... Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt... Đồ ăn có chứa nhiều chất béo như đường, sữa, mỡ, bơ, sô-cô-la...

Ngoài ra, người bệnh vẩy nến phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm, các loại chất tẩy rửa... Thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng, thuốc nhuộm tóc... Cần ăn nhiều thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như omega-3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm... để nâng cao sức đề kháng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop