Có những loại ung thư xương nào và các phương pháp điều trị?

Có những loại ung thư xương nào và các phương pháp điều trị?Ung thư xương là bệnh gì? Có những loại ung thư xương nào và phương pháp điều trị ra sao? Để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

Ung thư xương là bệnh gì? Có những loại ung thư xương nào và phương pháp điều trị ra sao? Để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

Có những loại ung thư xương nào và các phương pháp điều trị?

Ung thư xương là loại ung thư xuất hiện do những tế bào phát triển bất thường trong xương

Bệnh ung thư xương là bệnh gì?

Ung thư xương là loại ung thư xuất hiện do những tế bào phát triển bất thường trong xương. Các khối u có thể xuất hiện ở bất cứ xương nào trong cơ thể, trong đó thường thấy nhất ở các đốt xương dài như xương tay, xương chân. Khi khối u xuất hiện, xương sẽ yếu đi nhanh chóng, các khớp sưng tấy, có thể dẫn tới gãy xương bệnh lý, mệt mỏi, thiếu máu, sút cân nhanh…

Ung thư xương là căn bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ các ung thư. Bệnh ung thư xương thường xuất hiện ở các vị trí gần gối, xa khuỷu. Bệnh thường xảy ra ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Có những loại ung thư xương nào?

Dựa trên các loại tế bào khối u – nơi ung thư hình thành mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia bệnh ung thư xương làm 3 loại riêng biệt:

  • U xương ác tính:

Đây là loại ung thư xương khởi phát ngay bên trong các tế bào xương. Trẻ em và trẻ vị thành niên chính là đối tượng dễ mắc ung thư xương loại này nhất. Khi qua tuổi dậy thì cấu trúc cơ xương, khớp phát triển rất mạnh là thời điểm dễ xảy ra các bất thường dẫn đến ung thư xương. Loại ung thư này thường hay xảy ra ở đầu gối và cánh tay.

  • U sụn:

Loại ung thư này được tìm thấy trong các tế bào ở đầu các khớp của xương. Khác với ung thư xương ác tính, loại ung thư này thường xuất hiện ở nhóm người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên). Loại này thường xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai.

  • U mô mềm:

Dạng ung thư này có thể khởi phát từ mô thần kinh bên trong xương. U mô mềm là loại thường khó xác định chính xác nơi khối u bắt đầu phát triển. Các loại mô mềm ở đây có thể là mô cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác. Đối tượng mắc bệnh của loại này cũng là trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên.

Loại ung thư này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Có những loại ung thư xương nào và các phương pháp điều trị?

Ung thư xương nguy hiểm như thế nào?

Bệnh ung thư xương rất nguy hiểm, hiếm gặp lại khó phát hiện. Nếu giả định trên thế giới có 20% số người mắc ung thư được chẩn đoán là ung thư xương thì chỉ có 1,5 % số người mắc ung thư xương được chữa khỏi bệnh. Ung thư xương có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình.

Theo các Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, đây là căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất bởi khả năng lây lan và di căn của các khối u. Chúng xâm lấn thường xuyên và liên tục để tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi rất xa. Nếu so với khối ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn nhanh gấp 3 đến 4 lần.

Ung thư xương xảy ra ở phần xương mềm và tủy xương bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên các tế bào khối u dễ dàng theo máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra căn bệnh.

Người bị mắc ung thư xương có thể sống được bao lâu ạ?

Bệnh ung thư xương có khả năng sống cao hơn khi các khối u chưa di căn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh di căn rất nhanh, nhanh đến mức khi chúng ta phát hiện bệnh thì các khối u ung thư đã di căn đến gần nửa cơ thể.

Nếu chăm sóc tốt và điều trị bệnh kiên trì, người bệnh có thể sống được từ 5 – 6 năm tính từ sau khi bị các biến chứng gãy tay, gãy chân do ung thư xương. Khi bị ung thư xương, người bệnh có thể phải chặt tay, chặt chân để khối u không lây lan sang các bộ phận khác.

Ung thư xương được điều trị như thế nào?

Trước khi điều trị bệnh ung thư xương hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu về nguyên tắc điều trị ung thư xương. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư xương người ta thấy sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét về nhiều vấn đề: tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, vị trí, kích thước, sự lan tỏa của khối u và loại ung thư xương là gì (loại u mềm, u sụn hay u xương).

Để điều trị căn bệnh này, không chỉ dùng một phương pháp điều trị mà có thể dùng kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Có nhiều cách để phòng bệnh ung thư xương, tuy nhiên theo các Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ cách phòng bệnh tốt nhất chính là thay đổi thói quen. Thói quen đó có thể là thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống và cả thói quen vận động.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop