Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn ngừa bệnh loãng xương

Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn ngừa bệnh loãng xươngXương là bộ phận quan trọng giúp cơ thể hoạt động linh hoạt. Xương yếu, loãng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để nhận biết mình bị loãng xương?

Xương là bộ phận quan trọng giúp cơ thể hoạt động linh hoạt. Xương yếu, loãng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để nhận biết mình bị loãng xương?

Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn ngừa bệnh loãng xương

Mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần dẫn đến loãng xương

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ dấu hiệu phổ biến của bệnh loãng xương là sụt cân và thấy đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, xương cột sống và xương cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi gãy xương xảy ra ở hông.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng và chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi khi về già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể được phòng ngừa. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Những đối tượng nào dễ mắc phải bệnh loãng xương?

Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc, mọi quốc gia. Nhưng phụ nữ da trắng và phụ nữ châu Á – đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh – có nguy cơ bị loãng xương cao nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh loãng xương bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn ngừa bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có những dấu hiệu nhận biết gì?

Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, có thể nhận thấy lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần bị sụt cân. Trong vài trường hợp khác, dấu hiệu đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc xương hông). Xương sống có thể bị gãy (xương trở nên dẹp hơn hoặc bị nén). Gãy xương hông có thể sẽ gây khuyết tật nặng.

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên các bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh loãng xương nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp như: mãn kinh sớm, uống corticosteroid trong nhiều tháng, hoặc một trong hai bố mẹ của bạn đã từng bị gãy xương hông. Tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người tùy theo cơ địa.

Có phải do chế độ ăn thiếu canxi nên xương bị loãng không?

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để cấu thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ liên tục bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể của bạn tạo ra xương mới nhanh hơn tốc độ phá vỡ xương, do đó khối lượng xương của bạn sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi.

Khi lớn tuổi, khối lượng xương mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị bệnh loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất của bạn nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả năng bạn sẽ bị loãng xương khi bạn về già hơn.

Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng xương của bản thân

Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng xương của bản thân

Làm thế nào để ngăn ngừa loãng xương?

Một vài lưu ý của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để kiểm soát tình trạng bệnh loãng xương của bản thân bằng cách:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc khi không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị bác sĩ.
  • Hãy đảm bảo bạn bổ sung đủ canxi và vitamin D. Ăn với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu, và các loại rau lá xanh.
  • Tránh uống quá nhiều rượu, bị say rượu cũng khiến bạn dễ bị té ngã, dẫn đến tổn thương xương hơn.
  • Mang giày gót thấp có đế không trượt và kiểm tra nhà của bạn để loại bỏ các dây điện, thảm và các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn té ngã. Giữ phòng sáng, cài đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm và đảm bảo rằng bạn có thể vào và ra khỏi giường của mình một cách dễ dàng.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop