Gãy xương đùi thường rất nguy hiểm nhất là vị trí gãy ở vùng 5cm dưới mấu chuyển bé. Vậy nguyên nhân và các nguyên tắc điều trị gãy xương đùi như thế nào?
Có 3 vị trí xương đù dễ gãy nhất
Xương đùi thường dễ gãy nhất ở vị trí nào?
Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Có 3 vị trí dễ gãy trên xương đùi gồm:
Vị trí gãy ở vùng 5cm ngay dưới mấu chuyển bé. Đây là vị trí gãy có nhiều di lệch phức tạp do sự co kéo mạnh của các khối cơ theo nhiều hướng khác nhau ở đầu trên của xương đùi.
Các cơ mông bám rất mạnh vào vùng mấu chuyển lớn, khi co kéo gãy đầu trên dạng và xoay ra ngoài.
Cơ thắt lưng chậu bám vào mấu chuyển bé làm đầu trên gập ra phía trước.
Kết quả là gây gập góc và di lệch xương nhiều.
Các cơ khép và cơ thẳng trong kéo mạnh đoạn dưới vào trong và xoay ra bên ngoài.
- Ổ gãy 2/4 giữa thân của xương đùi
Ít có sự di lệch phức tạp hơn so với đoạn gãy trên, ống tủy hẹp đều và có hình trụ trên một đoạn dài, tính chất này thuận lợi cho việc áp dụng đóng đinh nội tuỷ hơn là áp dụng các phương pháp điều trị khác.
- Ổ gãy ở đầu dưới thân của xương đùi
Đường gãy thường là ngang hoặc chéo xuống dưới và ra phía trước. Đoạn gãy trên dễ bị co kéo mạnh và đâm thọc vào khối cơ duỗi đùi, trong khi đó đoạn dưới bị kéo ra sau bởi khối cơ sinh đôi, do vậy dễ gây thương tổn các bó mạch - thần kinh ở phía sau.
Nguyên nhân thường gây gãy xương đùi nhất là gì?
Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra nguyên nhân gãy xương đùi thường do một va chạm, chấn thương mạnh trực tiếp như tai nạn giao thông, hoặc một chấn thương gián tiếp kết hợp với gấp và vặn xoắn. Thường gặp ở người lớn và trẻ từ khoảng 3-5 tuổi.
Đường gãy gồm có gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy 2 ổ hoặc gãy vụn.
- Đường gãy ngang thường là do gập góc, dạng gãy này sau khi nắn tốt thì thường vững chắc hơn các dạng gãy khác.
- Đường gãy chéo, xoắn thường là do gập góc kèm theo vặn xoắn cơ thể.
- Dạng gãy này không vững chắc sau khi đã nắn lại.
Nguyên tắc điều trị khi bị gãy xương đùi là gì?
Giai đoạn sơ cứu, cấp cứu cần bất động tạm thời và chống choáng cho người bị gãy xương đùi. Ở người lớn có thể mất đến 1 lít máu qua ổ gãy xương. Nếu bất động kém sẽ gây thêm đau đớn và có thể choáng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy cần phải chống choáng, truyền 1-2 lít dịch và truyền máu nếu có, sau đó kiểm tra đã bất động tốt chưa rồi mới vận chuyển đến nơi điều trị thực thụ.
Nếu ổ gãy có xây xát da hoặc có vết thương rộng cần phải băng ép vô trùng, dùng kháng sinh mạnh đường tĩnh mạch và thuốc chống uốn ván.
Bất động xương đùi vững chắc đòi hỏi phải đặt nẹp quá chậu hông, có loại nẹp khá tiện dụng là nẹp Thomas - Lardennois, vừa bất động vừa kéo liên tục nhẹ và cố định nhanh chóng nhất là trong trường hợp có hàng loạt các chấn thương. Trong điều kiện ở Việt Nam có thể dùng nẹp tre hay nẹp gỗ. Nẹp phải to bản và dày. Có thể dùng 2 hoặc 3 nẹp, nhưng thường dùng 2 nẹp, 1 đặt ở ngoài từ nách đến quá mắt cá ngoài, 1 nẹp ở háng đến mắt cá trong.
Điều trị gãy xương đùi có cần phẫu thuật không?
Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn: Phẫu thuật là phương pháp điều trị hữu hiệu tích cực nhất hiện nay.
Phương pháp đóng đinh nội tủy:
Áp dụng cho các trường hợp gãy thân xương đùi, tốt nhất là gãy đoạn 2/4 giữa, áp dụng trong tất cả các trường hợp gãy ngang, gãy chéo, gãy nhiều mảnh, gãy 2 ổ. Đóng đinh nội tủy được xem là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay. Nhờ màn tăng sáng, người ta có thể đóng đinh không mở ổ gãy và có khoan rộng ống tủy. Để chống xoay của đoạn gãy xa người ta thường tăng cường chốt ngang qua xương. Trong trường hợp đường gãy thấp ở đoạn 1/3 giữa và dưới, có thể tiến hành đóng đinh nội tủy có chốt ngang ngược dòng từ đầu dưới của xương đùi.
Đối với gãy vụn có thể không cần khoang ống tủy, chỉ mang tính chất sắp xếp xương thẳng theo trục, người ta kéo liên tục tăng cường 2-3 tuần đến khi có can để chống xoay.
Trong điều kiện thiếu phương tiện như ở Việt Nam, thường đóng đinh ngược dòng mở ổ gãy. Sau một tuần bắt đầu cho chống chân xuống đất và tập đi với nạng trong các trường gãy xương vững.
Do xương đùi to chắc, có nhiều cơ mạnh bám cho nên cho dù nắn tốt cũng không thể cố định tốt trong bột được, rất dễ bị di lệch thứ phát. Hiện nay phương pháp điều trị chỉnh hình chủ yếu áp dụng cho trẻ < 15 tuổi, còn ngoài ra phần lớn thì phải phẫu thuật.